Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2014 nhằm đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng kim loại trong thức ăn, nguồn nước tầng đáy, bùn đến sự tích lũy bốn kim loại Cu, Pb, Zn, Cd trong cá chép nuôi tại ao cá thuộc Trung tâm Thực nghiệm Thủy sản -Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hàm lượng kim loại Cu, Zn, Pb, Cd trong mẫu bùn, thức ăn, nước và các bộ phận cá chép (cơ, gan, ruột, mang) được xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS). Kết quả cho thấy trong tất cả các đối tượng mẫu hàm lượngkim loại Zn lớn nhất, tiếp theo là Cu, Pb và thấp nhất là Cd. Giá trị trung bình của Cu, Pb, Zn, Cd trong bùnthấp hơn giới hạn cho phép (QCVN 43:2012/BTNMT) và tiêu chuẩn PEL (1999), trong nước thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 38:2011/BTNMT. Đối với cá, kim loại tập trung chủ yếu trong gan, ruột, mang và ít nhất trong cơ. Trong cả 3 đợt, nồng độ kim loại tập trung trong cơ, mang, ruột, gan lần lượt theo thứ tự Zn > Cu > Pb > Cd. Trong các bộ phận của cá,nồng độ Cu, Zn, Pb, Cd lớn nhất,tương ứngtrongcơlà1,32; 30,96; 0,09;0,01mg/kg;Gan: 2,36; 75,43; 0,08; 0,08 mg/kg; ruột:12,18; 137,33; 0,36; 0,03 mg/kgvàmanglà2,23; 140,92; 1,78; 0,09 mg/kg (tính theo khối lượng ướt). Hệ số tích lũy sinh học (BSAF)của 4 kim loại giữa bùnvà hệ số tích tụ sinh học (BCF) trong nướcđối với từng bộ phận của cá theo thứ tự Zn > Cu > Pb >Cd. Hệ số tích tụ sinh học giữa kim loại trong thức ăn với các bộ phận của cá ở mức tích tụ thấp (BCF< 250).