ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍCH TỤ, TẬP TRUNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2010-2021

Ngày nhận bài: 02-07-2023

Ngày duyệt đăng: 04-08-2023

DOI:

Lượt xem

3

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Loan, T., Hạnh, N., & Trà, H. (2024). ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍCH TỤ, TẬP TRUNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2010-2021. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 21(7), 1009–1018. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1165

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍCH TỤ, TẬP TRUNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2010-2021

Trương Thu Loan (*) 1 , Nguyễn Thị Hồng Hạnh 2 , Hồ Thị Lam Trà 3

  • 1 Vụ Nông nghiệp, Văn phòng Chính phủ
  • 2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  • 3 Hội Khoa học Đất Việt Nam
  • Từ khóa

    Tích tụ, tập trung, đất nông nghiệp, quản lý đất đai, tỉnh Hưng Yên

    Tóm tắt


    Tích tụ tập trung đất đai để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa là xu thế tất yếu. Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại tỉnh Hưng Yên. Các phương pháp sử dụng là điều tra thứ cấp, điều tra sơ cấp, đánh giá theo thang đo Likert, T-test. Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên chiếm 62,52% diện tích đất tự nhiên và có xu hướng giảm với bình quân 215,15 ha/năm trong giai đoạn 2010-2021. Đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh đãtích tụ, tập trung được 6.496,7ha đất nông nghiệp (chiếm 11,17%), với 3 phương thức chính là: (i) thuê quyền sử dụng đất chiếm 48,96%; (ii) tích tụ, tập trung nhưng không thay đổi quyền sử dụng đất chiếm 32,97%; (iii) tích tụ, tập trung trên cơ sở thay đổi quyền sử dụng đất chiếm 19,07%. Người sử dụng đất đánh giá tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại tỉnh Hưng Yên với 2/12 tiêu chí ở mức rất caovà 10/12 tiêu chí ở mức cao. Từ đó đề xuất giải pháp tăng cường tích tụ tập trung đất nông nghiệp.

    Tài liệu tham khảo

    Ban chấp hành Trung ương Đảng (2022). Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    Cục Thống kê Tỉnh Hưng Yên (2022). Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên. Nhà xuất bản Thống kê.

    Đỗ Kim Chung (2018). Tích tụ và tập trung đất đai: cơ sở lý luận và thực tiễn cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.16(4): 412-424.

    FAO (2020). World Food and Agriculture - Statistical Yearbook . Rome. Retrieved from https://www.fao. org/3/cb1329en/online/cb1329en.html#chapter-an nex4on July 7, 2023.

    Henderson H., Corral L., Simning E. & Winters P. (2015). Land accumulation dynamics in developingcountry agriculture. Journal of Development Studies. 25(6): 743-761.

    Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội.

    Lê Thúy Hằng (2022). Tích tụ tập trung ruộng đất: Khung pháp lý của Việt Nam-Khảo sát thực tiễn tại Hà Nam và Thái Bình. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

    LikertR. (1932). A Technique for the Measurement of Attitudes. Archives of Psychology. 140(55).

    Nguyễn Đình Bồng & Nguyễn Thị Thu Hồng (2017). Một số vấn đề về tích tụ, tập trung đất đai trong phát triển nông nghiệp và nông thôn hiện nay. Tạp chí Cộng sản. 896: 39-44.

    Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2019). Nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất nhằm sản xuất hàng hóa quy mô lớn trong nông nghiệp ở Việt Nam. Viện chính sách và chiến lược phát triển nông thôn (Đề tài cấp Bộ).

    Nguyễn Quang Thuấn (2017). Tích tụ, tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện mới. Tạp chí Xã hội học. 4(140): 3-15.

    Nguyễn Thị Phương Hoa (2018). Nhu cầu ruộng đất của người nông dân hiện nay. Tạp chí Tâm lý học. 1(226).

    Sở NN&PTNTtỉnh Hưng Yên(2020). Đề án khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất để sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô lớn giai đoạn 2020-2024.

    Tổng cục Thống kê (2021). Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020. Nhà xuất bảnThống kê.

    Trần Quốc Toản (2021). Vấn đề tích tụ - tập trung ruộng đất phát triển nông nghiệp hàng hóa. Truy cập từ https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/van-de-tich-tu---tap-trung-ruong-dat-phat-trien-nong-nghiep-hang-hoa-phan-2.htmlngày 01/6/2023.

    Tuck L. & Zakout W. (2019). 7 reasons for land and property rights to be at the top of the global agenda. Retrieved from https://blogs.worldbank. org/voices/7-reasons-land-and-property-rights-be-top-global-agenda on July 7, 2023.

    van der Ploeg J.D., Franco J.C. & Borras S.M. (2015). Land concentration and land grabbing in Europe: a preliminary analysis. Canadian Journal of Development Studies/ Revue canadienne d'études du développement. 36(2): 147-162.

    Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW (2017). Các hình thức tích tụ, tập trung ruộng đất trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp. Trung tâm thông tin - tư liệu, Hà Nội. tr. 1-17.