ĐÁNH GIÁ TÍNH CHẤT VÀ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM ĐẤT NÔNG NGHIỆP THUỘC LƯU VỰC SÔNG NHUỆ TẠI HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM

Ngày nhận bài: 09-08-2016

Ngày duyệt đăng: 25-11-2016

DOI:

Lượt xem

1

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Hưng, P., & Thơm, T. (2024). ĐÁNH GIÁ TÍNH CHẤT VÀ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM ĐẤT NÔNG NGHIỆP THUỘC LƯU VỰC SÔNG NHUỆ TẠI HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(11), 1741–1752. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/329

ĐÁNH GIÁ TÍNH CHẤT VÀ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM ĐẤT NÔNG NGHIỆP THUỘC LƯU VỰC SÔNG NHUỆ TẠI HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM

Phan Quốc Hưng (*) 1 , Trần Thị Hồng Thơm 2

  • 1 Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Học viên cao học K23, Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Sông Nhuệ, tính chất đất, kim loại nặng, nồng độ, ngưỡng cho phép

    Tóm tắt


    Mục đích của nghiên cứu là đánh giá tính chất và mức độ ô nhiễm của đất nông nghiệp thuộc lưu vực tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu đất và nước mặt theo TCVN, các phương pháp phân tích thông dụng và TCVN. Đối với đất nông nghiệp, kết quả cho thấy pH ở mức chua đến ít chua (từ 4,3 - 6,0); Hàm lượng OM, NPK tổng số của đất ở mức trung bình đến khá, lân dễ tiêu có xu hướng tăng, kali dễ tiêu có nhiều biến động (8,5 - 16,6 mg/100g). Tổng số vi khuẩn yếm khí cao nhất ở đất lúa, gấp 2,2 so với đất trồng màu. Nấm tổng số có xu hướng biến động theo giá trị pH của đất nhưng xạ khuẩn ít có sự biến động. Đối với mẫu nước, 50% số mẫu có giá trị pH không đạt tiêu chuẩn; nồng độ TSS tuy chưa vượt ngưỡng nhưng đang ở mức cao. Nồng độ Pb qua phân tích ở 3 mẫu DTW1, DTW8 và DTW12 đã tới ngưỡng tiêu chuẩn 0,05 mg/l. Các chỉ tiêu còn lại là Cd, Zn, Cu đều dưới ngưỡng nhưng cũng đã xuất hiện một số mẫu có nồng độ tương đối cao. Đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu đã có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng, kết quả phân tích cho thấy trên 02 mẫu đất trồng lúa DTS02 và DTS03 tại xã Bạch Thượng, chỉ tiêu Cu đã vượt tiêu chuẩn; hàm lượng Cu ở các mẫu đất khác tuy chưa vượt nhưng vẫn ở mức khá cao. Các chỉ tiêu Hg, As, Zn, Cd, Pb đều nằm trong ngưỡng an toàn.

    Tài liệu tham khảo

    Trương Kim Cương (2016). Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ, Tuyển tập nghiên cứu khoa học kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Viện Quy hoạch Thuỷ lợi (1961-2016), tr. 204-207.

    Ho Thi Lam Tra and K. Egashira (2000), Heavy metal Characteristic of River Sediment in Hanoi, Vietnam. Communication Soil Science Plant Analysis, 31: 2901-2916.

    Mai Van Trinh and Do Thanh Dinh (2012). Urbanization, Water Quality Degradation and Irrigation for Agriculture in Nhue River Basin of Vietnam, In:Irrigation - Water Management, Pollution and Alternative Strategies, Edited by Dr Iker Garcia-Garizabal. Tech Publish, pp. 83-98.

    Nguyen Thi Lan Huong., M. Ohtsubo, L. Y. Loretta, and T. Higashi (2007). Heavy Metal Pollution of the To- Lich and Kim-Nguu River in Hanoi City and the Industrial Source of the Pollutants. Journal of Agricultural Faculty Kyushu University, 52(1): 141-146.

    Nguyễn Thị Lan Hương (2014), Nghiên cứu hàm lượng Cu, Pb, Zn trong đất nông nghiệp do ảnh hưởng của nước tưới sông Nhuệ, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thuỷ lợi và Môi trường, (6/2014): 84-89.

    Trinh Anh Duc, Vachaud, G., Bonnet, M.P., Prieur, N., Vu Duc Loi, and Le Lan Anh (2007). Experimental investigation and modeling approach of the impact of urban waste on a tropical river: a case study of the Nhue River, Hanoi, Vietnam. Journal of Hydrology, 334: 347-358.

    Nguyễn Hữu Thành, Trần Thị Lệ Hà, Cao Việt Hà (2007). Giáo trình thực tập Thổ nhưỡng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.