Ngày nhận bài: 25-03-2014
Ngày duyệt đăng: 26-04-2014
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM VI KHUẨN TÍA QUANG HỢPĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG AO NUÔI CÁ RÔ PHI THÂM CANH
Từ khóa
Rhodobacter sphaeroides, Rhodovulum sulfidophillum sulfide, vi khuẩn tía quang hợp
Tóm tắt
Chế phẩm vi khuẩn tía quang hợp gồm 3 chủng có hoạt tính loại bỏ sulfide cao nhất đã được nghiên cứu kỹ các đặc điểm sinh học và xác định vị trí phân loại của chúng. Hai trong ba chủng thuộc loài Rhodobacter sphaeroides ký hiệu là QN71 và QN52; 1 chủng thuộc loài Rhodovulum sulfidophillum ký hiệu là TH21. Chế phẩm có chức năng xử lý sulfide và hợp chất hữu cơ đáy ao nuôi. Bước đầu thử nghiệm chế phẩm trên ao nuôi cá rô phi thâm canh đã thu được một số kết quả tốt về chất lượng nước trong môi trường ao nuôi. Hàm lượng BOD3 đã giảm rõ rệt từ 9,6-9,8 mg/l xuống 3,2-3,4 mg/l sau 2,5 tháng, trong khi đó ở ao đối chứng không bổ sung chế phẩm hàm lượng này tăng dần lên. Hàm lượng H2S trong nước giảm từ 0,03-0,04 mg/l xuống 0 mg/l và hàm lượng này trong bùn giảm từ 5,4-6,67 mg/g xuống 3,5-4,5 mg/g. Ở hai ao đối chứng, hàm lượng H2S trong nước tăng nhẹ theo thời gian nuôi từ 0,03-0,06 mg/l và ở trong bùn tăng từ 5,2 mg/g lên 5,8 mg/g (ĐC1) và 6,4 mg/g (ĐC2). Sử dụng chế phẩm vi khuẩn tía quang hợp ảnh hưởng tốt đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi nuôi thâm canh.
Tài liệu tham khảo
Arulampalam P., Yusoff FM., ShariffM., Law AT., Srinivasa Rao PS. (1998). Water quality and bacterial populations in a tropical marine cage culture farm. Aquaculture Research, 29: 617-624.
Andrrew DE., Lenore SC., Arnold EG. (1994). Biochemical oxygen demand. Standard methods. American Public Health Association: 2-6.
Andrrew DE., Lenore SC., Arnold EG. (1994). Sulfide. Standard methods. American Public Health Association: 122-127.
Henshaw PF and Zhu W (2001). Biological conversion of hydrogen sulphide to elemental sulphur in a fixed-film continuous flow photo-reactor. Water Res. 35: 3605-3610
http://www.dsmz.de/microorganisms/medium/pdf/DSMZ_Medium141.pdf.
Rengpiral S., PhianphakW., PiyatiratitivorakulS., MenasvetaP. (1998). Effects of Probiotic bacterium on Black tiger shrimp penaeus monodon survival andgrowth. Aquaculture 167: 301-313.
Võ Thị Hạnh, Lê Thị Bích Phương, Lê Tấn Hưng, Trương Thị Hồng Vân, Trần Thạnh Phong, Võ Minh Sơn, Lê Thị Thu Nga (2004). Kết quả khảo nghiệm chế phẩm Vem và BIOII trên ao nuôi tôm sú. Tuyển tập hội thảo toàn quốc về NC và ƯD KHCN trong nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 257-265.
Võ Thị Hạnh, Lê Thị Bích Phương, Lê Tấn Hưng, Trương Thị Hồng Vân, Trần Thạnh Phong (2004). Nghiên cứu sản xuất chế phẩm VEM dùng trong nuôi trồng thủy sản. Tuyển tập hội thảo toàn quốc về NC và ƯD KHCN trong nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 911-917.
Lê Tấn Hưng, Võ Thị Hạnh, Lê Thị Bích Phương, Trương Thị Hồng Vân, Võ Minh Sơn (2003). Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic BioII và kết quả thử nghiệm trên ao nuôi tôm. Báo cáo khoa học hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc năm 2003. Nhàxuất bản Khoa học Kỹ thuật, 75-79.
Võ Thị Thứ, Trương Ba Hùng, Nguyễn Minh Dương, La Thị Nga, Lê Thị Thu Hiền, Phạm Thị Minh Hà, Lê Danh Toại, Nguyễn Trường Sơn, Đào Thị Thanh Xuân (2004). Nghiên cứu sử dụng Bacillus subtilis, Bacillus megaterium, Bacillus licheniformis vàLactobacillus acidophilusđể sản xuất chế phẩm sinh học BIOCHIE xử lý nước nuôi thủy sản. Tuyển tập hội thảo toàn quốc về NC và ƯD KHCN trong nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 815-822.