SỰ TÍCH LŨY MỘT SỐ KIM LOẠI TRONG CÁ CHÉP (Cyprinus carpio) NUÔI TẠI TRẠI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN, HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Ngày nhận bài: 24-12-2014

Ngày duyệt đăng: 18-04-2015

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Đăng, P., Bích, B., & Lợi, V. (2024). SỰ TÍCH LŨY MỘT SỐ KIM LOẠI TRONG CÁ CHÉP (Cyprinus carpio) NUÔI TẠI TRẠI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN, HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(3), 394–405. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/177

SỰ TÍCH LŨY MỘT SỐ KIM LOẠI TRONG CÁ CHÉP (Cyprinus carpio) NUÔI TẠI TRẠI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN, HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Phạm Kim Đăng (*) 1, 2 , Bùi Thị Bích 1 , Vũ Đức Lợi 3

  • 1 Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Từ khóa

    Cá chép, kim loại, tích lũy kim loại

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2014 nhằm đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng kim loại trong thức ăn, nguồn nước tầng đáy, bùn đến sự tích lũy bốn kim loại Cu, Pb, Zn, Cd trong cá chép nuôi tại ao cá thuộc Trung tâm Thực nghiệm Thủy sản -Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hàm lượng kim loại Cu, Zn, Pb, Cd trong mẫu bùn, thức ăn, nước và các bộ phận cá chép (cơ, gan, ruột, mang) được xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS). Kết quả cho thấy trong tất cả các đối tượng mẫu hàm lượngkim loại Zn lớn nhất, tiếp theo là Cu, Pb và thấp nhất là Cd. Giá trị trung bình của Cu, Pb, Zn, Cd trong bùnthấp hơn giới hạn cho phép (QCVN 43:2012/BTNMT) và tiêu chuẩn PEL (1999), trong nước thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 38:2011/BTNMT. Đối với cá, kim loại tập trung chủ yếu trong gan, ruột, mang và ít nhất trong cơ. Trong cả 3 đợt, nồng độ kim loại tập trung trong cơ, mang, ruột, gan lần lượt theo thứ tự Zn > Cu > Pb > Cd. Trong các bộ phận của cá,nồng độ Cu, Zn, Pb, Cd lớn nhất,tương ứngtrongcơlà1,32; 30,96; 0,09;0,01mg/kg;Gan: 2,36; 75,43; 0,08; 0,08 mg/kg; ruột:12,18; 137,33; 0,36; 0,03 mg/kgvàmanglà2,23; 140,92; 1,78; 0,09 mg/kg (tính theo khối lượng ướt). Hệ số tích lũy sinh học (BSAF)của 4 kim loại giữa bùnvà hệ số tích tụ sinh học (BCF) trong nướcđối với từng bộ phận của cá theo thứ tự Zn > Cu > Pb >Cd. Hệ số tích tụ sinh học giữa kim loại trong thức ăn với các bộ phận của cá ở mức tích tụ thấp (BCF< 250).

    Tài liệu tham khảo

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Bộ Y tế (2007). Giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm. Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    Bộ Y tế (2013). Qui định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm. Thông tư số 24/2013/TT-BYT ngày 14 tháng 08 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    Canadian Council of Ministers of the Environment (2002). Canadian sediment quality guidelines for the protection of Aquatic life, Summary tables. Updated. In: Canadian environmental quality guidelines, 1999, Canadian Council of Ministers of the Environment, Winnipeg.

    European Commission (2006). Commission regulation (EC) No 1881/2006 of 19 December 2006 setting maximum levels for certain contaminants in foodstuffs, Official J. Eur. Union, L364: 5-24.

    FAO (2009). Fishery and aquaculture statistics in the world.

    Vũ Đức Lợi, Nguyễn Thanh Nga, Trịnh Anh Đức, Phạm Gia Môn, Trịnh Hồng Quân, Dương Tuấn Hưng, Trần Thị Lệ Chi và Dương Thị Tú Anh (2010). Phân tích một số kim loại nặng trong bùn thuộc lưu vực sông Nhuệ và Đáy, Tạp chí phân tích hóa, lý và sinh học, 15: 26.

    BatLevent, Fatih Şahin , Funda Üstün, Murat Sezgin (2012). Distribution of Zn, Cu, Pb and Cd in the Tissues and Organs of Psetta Maxima from Sinop Coasts of the Black Sea, Turkey, 2(5): 105 - 109.

    Changwei Lu, Jiang He, Oingyun Fan, Hongxi Xue (2011). Accumulation of heavy metals in wild commercial fish from the Baotou Urban Section of the Yellow River, China, Environ Earth Sci., 62: 679 - 696.

    Trần Thị Phương (2012). Phân tích và đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong một số nhóm sinh vật tại hai hồ Trúc Bạch và Thanh Nhàn của Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ khoa học hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Olsson Per-Erik, Peter Kling, Christer Hogstrand (1998). Mechanisms of heavy metal accumulation and toxicity in fish. Metal Metabolism in Aquatic Environments, p. 321- 350.

    Quy chuẩn Việt Nam (2012). Quy chuẩn quốc gia về chất lượng trầm (National Technical Regulation on Sediment Quality). QCVN 43: 2012/BTNMT.

    Quy chuẩn Việt Nam (2011). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh, QCVN 38:2011/BTNMT.

    Tổng cục Thống kê (2010). Niên giám thống kê.

    Wei Y, Zhang J, Zhang D, Tu T, Luo L. (2014). Metal concentrations in various fish organs of different fish species from Poyang Lake, China. Ecotoxicol Environ Saf., 104:182-8, Doi: 10.1016/j.ecoenv.2014.03.001. Epub 2014 Mar 28.

    Doucette William J. (2012). Fate and Analysis of Environmental Contaminants, Environmental Chemistry of Organic Contaminants, CEE/PUBH, p. 5730-6730.