TỐI ƯU HÓA CÁC THÔNG SỐ TÁCH CHIẾT POLYSACCARIT VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌCTỪ RỄ CÂY SÂM XUYÊN ĐÁ (Myxopyrum smilacifolium(Wall.) Blume)

Ngày nhận bài: 26-02-2021

Ngày duyệt đăng: 04-06-2021

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Sơn, L., Hạnh, V., Tình, N., Lượng, T., Hoa, Đinh, & Bình, N. (2024). TỐI ƯU HÓA CÁC THÔNG SỐ TÁCH CHIẾT POLYSACCARIT VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌCTỪ RỄ CÂY SÂM XUYÊN ĐÁ (Myxopyrum smilacifolium(Wall.) Blume). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(6), 840–851. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/846

TỐI ƯU HÓA CÁC THÔNG SỐ TÁCH CHIẾT POLYSACCARIT VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌCTỪ RỄ CÂY SÂM XUYÊN ĐÁ (Myxopyrum smilacifolium(Wall.) Blume)

Lưu Hồng Sơn (*) 1 , Vũ Thị Hạnh 2 , Nguyễn Thị Tình 1 , Tạ Thị Lượng 3, 1 , Đinh Thị Kim Hoa 1 , Ngô Xuân Bình 1, 4

  • 1 Trường Đại học Nông Lâm- Đại học Thái Nguyên
  • 2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Đại học Queensland
  • 4 Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Từ khóa

    Tối ưu, thông số, sâm xuyên đá, polysaccarit, Thái Nguyên

    Tóm tắt


    Sâm Xuyên Đá (Myxopyrum smilacifolium(Wall.) Blume) đã được chứng minh chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như polysaccarit, saponin, flavonoid. Nghiên cứu này xác định ảnh hưởng của đơn yếu tố đến quá trình chiết xuất, làm cơ sở thực hiện tối ưu chiết xuất. Dịch chiết thu nhận được đánh giá khả năng kháng khuẩn, kháng oxy hóa và chống viêm. Kết quả đơn yếu tố khi chiết xuất polysaccarit từ rễ sâm xuyên đá là thời gian siêu âm 60 giây ở tần số 37kHz, ethanol 80%, tỉ lệ dung môi/nguyên liệu 15/1 (ml/g), thời gian chiết 90 phút, nhiệt độ chiết 80C. Điều kiện tối ưu chiết xuất polysaccarit từ rễ sâm xuyên đá là: siêu âm 64,67 giây ở tần số 37kHz; ethanol 81,56%, tỉ lệ dung môi/nguyên liệu 15,33/1 (ml/g), thời gian chiết 90 phút, nhiệt độ 80C, hàm lượng polysaccarit đạt 16,1948 mg/g rễ cây. Dịch chiết từ rễ sâm xuyên đá có khả năng ức chế các chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus K; Staphylococcus aureus; Shigella flexneri; Bacillus subtilis; Escherichia coli; Pseudomonas spp và Salmonella spp.với đường kính vòng kháng khuẩn tương ứng: 8,01; 18,06; 8,03; 6,84; 15,33; 9,39 và 10,13mm.Giá trị IC50 là 168,94 ± 5,28 (µg/ml) khi đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa. Khả năng chống viêm lần lượt là 28,31 ± 1,04; 33,76± 1,06; 50,04 ± 2,03; 71,14 ± 2,81(% biến tính BSA) tương ứng với nồng độ cao chiết 0,78125; 1,5625; 3,125; 6,350 (µg/ml).

    Tài liệu tham khảo

    Box G.E.P. &Wilson K.B. (1951). On the experimental attainment of optimum conditions (with discussion).Journal of the Royal Statistical Society Series B. 13(1): 1-45.

    Bùi Hồng Quang&Vũ Tiến Chính (2011). Những loài cây được sử dụng làm thuốc trong họ Nhài ở Việt Nam. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 4, tr.1260.

    Chew K.K., Ng S.Y., Thoo Y.Y., Khoo M. Z., Wan Aida W.M. &Ho C.W. (2011). Effect ofethanol concentration, extraction time and extractiontemperature on the recovery of phenolic compounds and antioxidant capacity of Centella asiatica extracts. International Food Research Journal.18(4): 1427-1435.

    Damaso Pauline, Igbonekwu-udoji Reagan Jonas, Lê Thị Thu Hiền, Lê Thu Thủy, Cao Hồng Lê, Lưu Hồng Sơn, Vi Đại Lâm, Nguyễn Thị Tình, Tạ Thị Lượng&Đinh Thị Kim Hoa (2020).Nghiên cứu quy trình tách chiết polysaccaride tổng từ thân cây sâm Xuyên Đá (Myxopyrum smilacifoliumwall. blume) và đánh giá hoạt tính chống oxy hóa. Tạp chí Khoa học -Đại học Tân trào.17: 36-41.

    Foster D.S. & Cornella T.S. (1961). Colorimetric Method of Analysis. Nostrand Company Inc New Jersey. 8:162.

    Grant N.H., Alburn H.E. &Kryzanauskas C. (1970). Stabilization of serum albumin by antiinflammatory drugs. Biochemical Pharmacology. 19(3): 715-722.

    Gislene G.F. Nascimento, Juliana Locatelli, Paulo C. Freitas &Giuliana L. Silva (2000). Antibacterial activity of plant extracts and phytochemicals on antibioticresistant bacteria. Brazilian Journal of Microbiology.31:247-256.

    Lưu Hồng Sơn, Tạ Thị Lượng, Vi Đại Lâm, Nguyễn Thị Tình, Đinh Thị Kim Hoa, Trịnh Thị Chung&Huỳnh Thị Thiệp (2020). Nghiên cứu quá trình trích ly polysaccharides từ nấm lim xanh (Ganoderma lucidium). Tạp chí khoa học -Đại học Tân trào.17: 20-26.

    Nguyễn Văn Bình, Phạm ThịPhương &Nguyễn Tá Lợi (2018). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly hàm lượng polysaccharide toàn phần trong nấm linh chi đỏ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ- Đại học Thái Nguyên. 180(4): 3-8.

    NguyễnVănĐàn& NguyễnViếtTựu(1985). Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc. Nhà xuất bảnY học.

    Phạm Bảo Trương&Nguyễn Minh Thủy. Tối ưu hóa quá trình trích ly polysaccharide và tannin trong nấm linh chi đỏ (Ganoderma lucidum). Tạp chí Khoa học,Trường Đại học Cần Thơ(Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 36: 21-28.

    Praveen R.P. & Ashalatha S.N. (2014). Callus induction and multiplication of internodal explants of Myxopyrum smilacifolium Blume. International Journal of Current Microbiology and AppliedSciences.3(10): 612-617.

    Trần Hữu Danh, Lương Vinh Quốc Danh, Trần Thanh Quang, Nguyễn thị Trâm, Huỳnh Minh Trí & Trần Hữu Nghi (2017). Bể rửa ứng dụng sóng siêu âm. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ (Phần A). 52: 46-53.

    Viện Dược liệu (2006). Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ Dược thảo. Nhà xuất bảnKhoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

    Võ Hoài Bắc (2018). Nghiên cứu tách chiết và tác dụng tăng cường miễn dịch của các polysaccharide từ lá cây thuốc xuân hoa pseuderanthemum palatiferum(nees) radlk. Tạp chí Công nghệ Sinh học. 16(2): 327-335.