Thínghiệm được bố trí ở ba mật độ khác nhau: 10, 20 và 30 con/m3trong bể composite 4m3trong nhà đối với tôm chân trắng sạch bệnh SPF nuôi ở giai đoạn tôm bố mẹ hậu bị (Litopenaeus vannamei) với cỡ tôm ban đầu 20,1 ±1,9 g/tôm đực và 21,4 ± 2,2 g/tôm cái, nhiệt độ dao động từ 20,0 -28,5oC, độ mặn từ 20-28‰, nuôi trong điều kiện đảm bảo an toàn sinh học. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, sử dụng thức ăn CP 7704S và 7704P có hàm lượng đạm 38%, khẩu phần ăn hàng ngày khoảng 4% khối lượng thân tùy theo khả năngtiêu thụ thức ăn thực tế của tôm, cho ăn ngày 4 lần, thay nước định kỳ 80%/tuần. Kết quả tăng trưởng về khối lượng ở mật độ 10 con/m3đạt cao nhất (1,03 g/tuần/tôm đực; 1,11 g/tuần/tôm cái), tiếp đến là mật độ 20 con/m3(0,89 g/tuần/tôm đực và 0,98 g/tuần/tôm cái) và thấp nhất ở mật độ 30 con/m3(0,53 g/tuần/tôm đực và 0,62 g/tuần/tôm cái). Tương tự như trên, tỷ lệ sống cao nhất ở lô 10 con/m3(71,7 ± 2,7%) và thấp nhất ở lô 30 con/m3 (60,1 ± 2,8%; P<0,05) nhưng không có sự sai khác đáng kể giữa hai mật độ 10 con/m3(71,7 ± 2,7%) và 20 con/m3(71,5 ±3,0%; P>0,05). Ngược lại, hệ số phân đàn (CV%) và FCR ở mật độ 10con/m3(CV%: 6,34 ± 1,12%; FCR: 2,78 ± 0,5) và 20 con/m3(CV%: 6,68 ± 1,20%; FCR: 2,86 ± 0,3) thấp hơn đáng kể so với lô mật độ 30 con/m3(CV%: 10,56 ± 2,24%; FCR: 3,42 ± 0,8; P<0,05). Tỷ lệ tôm đạt tiêu chuẩn tôm bố mẹ đạt tương đối cao ở hai lô thí nghiệm mật độ 10 và 20 con/m3lần lượt là 67,1 ± 2,6%và 66,7 ± 3,2%so với tổng số tôm thu hoạch, trong khi đó lô 30 con/m3chỉ đạt 23,1±5,4%. Các mẫu tôm phân tích đều âm tính với mầm bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV), Taura (TSV), bệnh còi (MBV), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và tế bào biểu mô (IHHNV).