ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA TÔM CHÂN TRẮNG BỐ MẸ HẬU BỊ SẠCH BỆNH (LITOPENAEUS VANNAMEI) NUÔI TẠI CÁT BÀ - HẢI PHÒNG

Ngày nhận bài: 03-08-2012

Ngày duyệt đăng: 25-09-2012

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Sáng, V., Nhân, L., Toàn, N., Ninh, N., Mưu, T., & In, V. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA TÔM CHÂN TRẮNG BỐ MẸ HẬU BỊ SẠCH BỆNH (LITOPENAEUS VANNAMEI) NUÔI TẠI CÁT BÀ - HẢI PHÒNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 10(6), 919–924. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1710

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA TÔM CHÂN TRẮNG BỐ MẸ HẬU BỊ SẠCH BỆNH (LITOPENAEUS VANNAMEI) NUÔI TẠI CÁT BÀ - HẢI PHÒNG

Vũ Văn Sáng (*) 1, 2, 3, 4 , Lê Văn Nhân 5 , Nguyễn Phương Toàn 5 , Nguyễn Hữu Ninh 5 , Trần Thế Mưu 5 , Vũ Văn In 5

  • 1 Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1
  • 2 Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản
  • 3 Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1
  • 4 Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc
  • 5 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1
  • Từ khóa

    Litopenaeus vannamei, mật độ nuôi tôm bố mẹ hậu bị, tôm chân trắng bố mẹ hậu bị, tôm chân trắng SPF

    Tóm tắt


    Thínghiệm được bố trí ở ba mật độ khác nhau: 10, 20 và 30 con/m3trong bể composite 4m3trong nhà đối với tôm chân trắng sạch bệnh SPF nuôi ở giai đoạn tôm bố mẹ hậu bị (Litopenaeus vannamei) với cỡ tôm ban đầu 20,1 ±1,9 g/tôm đực và 21,4 ± 2,2 g/tôm cái, nhiệt độ dao động từ 20,0 -28,5oC, độ mặn từ 20-28‰, nuôi trong điều kiện đảm bảo an toàn sinh học. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, sử dụng thức ăn CP 7704S và 7704P có hàm lượng đạm 38%, khẩu phần ăn hàng ngày khoảng 4% khối lượng thân tùy theo khả năngtiêu thụ thức ăn thực tế của tôm, cho ăn ngày 4 lần, thay nước định kỳ 80%/tuần. Kết quả tăng trưởng về khối lượng ở mật độ 10 con/m3đạt cao nhất (1,03 g/tuần/tôm đực; 1,11 g/tuần/tôm cái), tiếp đến là mật độ 20 con/m3(0,89 g/tuần/tôm đực và 0,98 g/tuần/tôm cái) và thấp nhất ở mật độ 30 con/m3(0,53 g/tuần/tôm đực và 0,62 g/tuần/tôm cái). Tương tự như trên, tỷ lệ sống cao nhất ở lô 10 con/m3(71,7 ± 2,7%) và thấp nhất ở lô 30 con/m3 (60,1 ± 2,8%; P<0,05) nhưng không có sự sai khác đáng kể giữa hai mật độ 10 con/m3(71,7 ± 2,7%) và 20 con/m3(71,5 ±3,0%; P>0,05). Ngược lại, hệ số phân đàn (CV%) và FCR ở mật độ 10con/m3(CV%: 6,34 ± 1,12%; FCR: 2,78 ± 0,5) và 20 con/m3(CV%: 6,68 ± 1,20%; FCR: 2,86 ± 0,3) thấp hơn đáng kể so với lô mật độ 30 con/m3(CV%: 10,56 ± 2,24%; FCR: 3,42 ± 0,8; P<0,05). Tỷ lệ tôm đạt tiêu chuẩn tôm bố mẹ đạt tương đối cao ở hai lô thí nghiệm mật độ 10 và 20 con/m3lần lượt là 67,1 ± 2,6%và 66,7 ± 3,2%so với tổng số tôm thu hoạch, trong khi đó lô 30 con/m3chỉ đạt 23,1±5,4%. Các mẫu tôm phân tích đều âm tính với mầm bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV), Taura (TSV), bệnh còi (MBV), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và tế bào biểu mô (IHHNV).

    Tài liệu tham khảo

    Coman G., S. Arnold, M.J. Jones, N.P. Preston (2007). Effects of rearing densities on growth, survival and reproductive performance of domesticated Penaeus monodon. Aquaculture 264(1): 175-183.

    FAO (2001). Asia diagnostic guide to aquatic animal diseases.

    Hoàng Thanh (2001). Chỗ đứng của tôm chân trắng và chỉ đạo sản xuất tôm năm 2011. Tạp chí Thương mại Thủy sản số 134 tháng 02/2011.

    Jackson C.J. and Y.G. Wang (1998). Modelling growth rate of Penaeus monodon in intensively managed ponds: effects of temperature, pond age and stocking density. Aquac. Res., 29:27-35.

    Mena-Herrera A., C. Gutierrez-Corona1, M. Linan-Cabelloand and H. Sumano-Lopez (2006). Effects of stocking densities on growth of the Pacific white shrimp (Litopenaeus vannamei) in earthen ponds. The Israeli Journal of Aquaculture - Bamidgeh 58(3), 2006, 205-213.

    Nguyễn Thị Xuân Thu (2009). Báo cáo Hội nghị bàn về giải pháp nuôi và tiêu thụ tôm chân trắng, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tháng 9/2009 tại Quảng Ninh.

    OIE (2009). Manual of diagnosis tests for aquatic animals.

    Ponce-Palafox J.T., C.A. Martinez-Palacios and L.G. Ross (1997). The effects of salinity and temperature on the growth and survival rates of juvenile white shrimp Penaeus vannamei, Boone, 1931. Aquaculture 157: 107-115.

    Quyết định số 176-BTS ngày 1 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy Sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc ban hành một số quy định tạm thời đối với tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).

    Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS ngày 18/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành hướng dẫn áp dụng VietGap đối với nuôi thương phẩm cá tra (P. Hypophthalmus), tôm sú (Penaeus monodon) và tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei).

    Teichert-Coddington D.R., R. Rodriguez and W. Toyofuku (1994). Cause of cyclic variation in Honduran shrimp production. World. Aquac. Soc. 25:57-61.

    Venero J.A. (2006). Optimization of dietary nutrient inputs for pacific white shrimp Litopenaeus vannamei. Degree of Doctorate of Philosophy, Auburn, Alabama USA May 11 2006.

    Vũ Văn In, Nguyễn Hữu Ninh, Lê Văn Nhân, Trần Thế Mưu, Lê Xân, Nguyễn Phương Toàn, Vũ Văn Sáng, Nguyễn Quang Trung (2012). Ảnh hưởng của thức ăn tới khả năng sinh sản của tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh (Litopenaeus vannamei). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2012, 66-70p.

    Williams A.S., D.A. Davis, C.R. Arnold (1996). Density-dependent growth and survival of Penaeus setiferus and Penaeus vannamei in a semi-closed recirculating system. World. Aquac. Soc. 27:107-112.

    Wyban J.A. (2009). World shrimp farming revolution: Industry impact of domestication, breeding and widespread use of specific pathogen free Penaeus vannamei. Proceedings of the special session on sustainable shrimpfarming, World Aquaculture 2009. The World Aquaculture Society, Baton Rouge Louisiana USA.

    Wyban J.A. and J.N. Sweeney (1991). Intensive shrimp production technology. The Oceanic Institute Shrimp Manual. Honolulu, Hawaii, USA: Oceanic Institute.