MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CƠ BẢN CỦA CÁ NÂU SCATOPHAGUS ARGUS (Linaeus, 1776)THU THẬP TẠI HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH

Ngày nhận bài: 02-07-2012

Ngày duyệt đăng: 12-09-2012

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Đồng, N. (2024). MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CƠ BẢN CỦA CÁ NÂU SCATOPHAGUS ARGUS (Linaeus, 1776)THU THẬP TẠI HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 10(6), 895–901. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1706

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CƠ BẢN CỦA CÁ NÂU SCATOPHAGUS ARGUS (Linaeus, 1776)THU THẬP TẠI HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Xuân Đồng (*) 1

  • 1 Viện Sinh học Nhiệt đới - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Từ khóa

    Cá nâu, Scatophagus argus, Cần Giờ, cá kinh tế, đặc điểm sinh học

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01/2010 đến tháng 06/2012 trên 510 mẫu vật thuộc loài cá nâu - Scatophagus argus (Linaeus, 1776) thu thập tại các kênh rạch thuộc huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh để xác định một số đặc điểm sinh học - sinh thái cơ bản của chúng. Các tiêu chí phân tích gồm kích thước cá khai thác (120 mẫu), thành phần tuổi cá khai thác (30 mẫu), tỷ lệ đực/cái (120 mẫu), các đặc điểm về sinh sản (180 mẫu), thành phần thức ăn trong mẫu ruột (60 mẫu). Kết quả phân tích cho thấy kích thước cá khai thác trung bình 88,71 ± 24,10 mm; Tuổi cá khai thác thường nhỏ hơn 2+; Thời gian khai thác quanh năm; sức sinh sản tuyệt đối trung bình là 289.797 ± 9.387 trứng; Sức sinh sản tương đối trung bình của cá là 2772 ± 178 trứng/g cơ thể cái. Cá nâu là loài cá có thể sống trong môi trường nước ngọt, lợ và mặn. Cá nâu là loài cá ăn tạp, thức ăn tương đối đa dạng, bao gồm cả động vật, thực vật và cả mùn bã hữu cơ. Tuy nhiên, dựa trên tần suất gặp thức ăn trong ống tiêu hoá thì thức ăn động vật chiếm số lượng nhiều hơn.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Thuỷ sản (1996). Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam. Nxb. Nông Nghiệp, 616 tr.

    Hoàng Đức Đạt, và cộng sự (2003). Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cá lăng nha (Mystus nemurus), Những vấn đề nghiên cứu trong sinh học, Hội nghị Sinh học toàn quốc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 79-80.

    Hoàng Đức Đạt và cộng sự (2005). Đặc điểm sinh học chạch lá tre (Macrognathus siamensis) ở đồng bằng sông Cửu Long, Báo cáo khoa học hội thảo toàn quốc Đa dạng sinh học Việt Nam - nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo. Hà Nội, tr. 35-39

    Nikolsky (1961). Sinh thái học cá, Nxb. Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (Nguyễn Văn Thái, Trần Đình Trọng, Mai Đình Yên dịch).

    Pravdin I.F. (1963). Hướng dẫn nghiên cứu cá, Nxb. khoa học và kỹ thuật (Phạm Thị Minh Giang dịch), 277 tr.

    Trần Văn Vỹ (1982). Thức ăn tự nhiên của cá, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.

    Xakun O. F, N. A Buskaia (1968). Xác định các giai đoạn thành thục và nghiên cứu chu kỳ sinh dục cá, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội (Lê Thanh Lựu dịch), 45 tr.

    http://www.fishbase.org/summary/Scatophagus-argus.html