ỨNG DỤNG KỸ THUẬT Ủ HIẾU KHÍ VI SINH VẬT (AEROBIC COMPOSTING) XỬ LÝ PHÂN GÀ VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG XỬ LÝ XÁC GÀ

Ngày nhận bài: 21-03-2012

Ngày duyệt đăng: 05-06-2012

DOI:

Lượt xem

4

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Ngân, P., Hà, C., Nam, Đinh, & Đức, H. (2024). ỨNG DỤNG KỸ THUẬT Ủ HIẾU KHÍ VI SINH VẬT (AEROBIC COMPOSTING) XỬ LÝ PHÂN GÀ VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG XỬ LÝ XÁC GÀ. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 10(3), 417–424. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/2

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT Ủ HIẾU KHÍ VI SINH VẬT (AEROBIC COMPOSTING) XỬ LÝ PHÂN GÀ VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG XỬ LÝ XÁC GÀ

Phạm Hồng Ngân (*) 1 , Cam Thị Thu Hà 2 , Đinh Phương Nam 2 , Hoàng Minh Đức 2

  • 1 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • Từ khóa

    Phân gà, xác gà, ủ hiếu khí vi sinh vật

    Tóm tắt


    Kỹ thuật ủ hiếu khí vi sinh vật được thực hiện thử nghiệm tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội để xác định hiệu quả trong việc xử lý phân gà và xác gà. Hai lô thí nghiệm đã được tiến hành, tỷ lệ chất độn chuồng và trấu của lô thí nghiệm 1 và 2 lần lượt là 3,42:1 và 2,5:1. Chất độn chuồng ở lô 2 được ủ phân lớp, 30 cm chất độn chuồng với 10 cm trấu. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình sinh nhiệt xảy ra tốt hơn ở lô 1, nhiệt độ có thể đạt tới 74.50C sau 4 ngày ủ. Phương pháp này còn có ưu điểm là tiết kiệm được lượng trấu dùng khi ủ. Vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm như Salmonella không còn xuất hiện sau 40 ngày ủ. Số lượng Coliform và E.coli giảm đi đáng kể. Kết quả bước đầu ứng dụng kỹ thuật ủ hiếu khí vi sinh vật để xử lý xác gà cho kết quả khả quan, xác gà bị phân hủy hoàn toàn sau 20 ngày ủ. Các khí độc như NH3 và H2S không được phát hiện ở các khoảng cách khác nhau, 1m, 5 m, 10m và 20 m từ vị trí ủ.

    Tài liệu tham khảo

    APHA (American Public Health Association) (1995). StandardMethods for Examination of Water and Waste Water, 19th edn. American Public Health Association, WashingtonDC, p. 4-113.

    Báo Nông nghiệp (09.04.2009). Cỏ hương bài giải pháp mới xử lý chất thải chăn nuôi.

    Buron, C. H., and C. Turner (2003). Manure management, treatment strategies for sustainable agriculture. Silsoe Research Institute, 2ndedn, UK, 452p.

    Gamze Turan (2009). Nitrogen availability in composted poultry litter using natural amentdents. Waste Management & Research, 27: 19 - 24

    Maria, E. Silva, Luis T. Lemos, A. Cristina Cunha - Queda, Olga C. Nunes (2009). Co-composting of poultry manure with low quantities of carbon - rich materials. Waste Management & Research, 27: 119 - 128.

    Misra, R. V., and R. N. Roy (2006). On-Farm Composting Hand Book. FAO, Rome, 26p.