SỬ DỤNG ĐỘN LÓT NỀN CHUỒNG LÊN MEN VI SINH VẬT TRONG CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TRỨNG LƯƠNG PHƯỢNG

Ngày nhận bài: 21-01-2013

Ngày duyệt đăng: 19-04-2013

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Lê, N., Tuấn, B., & Hường, N. (2024). SỬ DỤNG ĐỘN LÓT NỀN CHUỒNG LÊN MEN VI SINH VẬT TRONG CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TRỨNG LƯƠNG PHƯỢNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 11(2), 209–216. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/40

SỬ DỤNG ĐỘN LÓT NỀN CHUỒNG LÊN MEN VI SINH VẬT TRONG CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TRỨNG LƯƠNG PHƯỢNG

Nguyễn Thị Tuyết Lê (*) 1 , Bùi Quang Tuấn 1 , Nguyễn Thị Hường 2

  • 1 Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • 2 Trường Đại học Việt Yên, Bắc Giang
  • Từ khóa

    Chế phẩm vi sinh tổng hợp, độn lót nền lên men, gà đẻ Lương Phượng, xử lý chất thải

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này tiến hành đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý lớp độn lót nền trong chăn nuôi gà đẻ để giảm ô nhiễm môi trường. 1200 gà mái giống Lương Phượng từ 22-45 tuần tuổi được chia thành 3 lô thí nghiệm(độn lót được bổ sung chế phẩm vi sinh tổng hợp) và 3 lô đối chứng(độn lót thông thường không bổ sung chế phẩm), mỗi lô 200 con. Kết quả được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: chất lượng lớp độn lót nền lên men vi sinh vật, tiểu khí hậu chuồng nuôi và năng suất sinh sản. Kết quả của thí nghiệm đã chỉ ra rằng, sử dụng độn lót lên men với chế phẩm vi sinh tổng hợp đã làm giảm độ ẩm không khí chuồng nuôi, giảm nồng độ một số khí độc như CO2và NH3rõ rệt so với đối chứng(P<0,05). Các chỉ tiêu về tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, hiệu quả sử dụng thức ăn đều không có sự sai khác thống kê so với lô ĐC. Tuy nhiên, sử dụng độn lót nền lên men với chế phẩm vi sinh tổng hợp đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh rõ rệt so với lô đối chứng. Từ các kết quả trên, có thể kết luận việc sử dụng chế phẩm vi sinh tổng hợp bổ sung vào độn lót gà đẻ đã làm giảm ô nhiễm trong chuồng nuôi và không ảnh hưởng tới các chỉ tiêu về năng suất sinh sản.

    Tài liệu tham khảo

    BarnwellR. and WilsonM. (2005). Importance of Minimum Ventilation,International Poultry Production, 14, pp. 6.

    Bộ NN&PTNT (2010). QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các điều kiện đảm bảo trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học (Ban hành theoThông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/1/2010).

    Bộ NN&PTNT (2005). TCVN 1537/1538-2005 - Chất lượng không khí, Bộ tiêu chuẩn Việt Nam về khí thải và tiếng ồn.

    Bộ NN&PTNT (2002). TCVN 5376-1991 - Trại chăn nuôi - Phương pháp kiểm tra vệ sinh, Tuyển tập tiêu chuẩn nông nghiệp Việt Nam, Tập V, HàNội.

    Cục Chăn nuôi (2007). Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 - Cục Chăn nuôi, Bộ NN và PTNT, Hà Nội.

    Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Huy Đạt (2011). Các chỉ tiêu dung trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2011.

    Gürdil, G.A.K., P.Kic, Y.Yildiz, İ.Öner (2001). The effect of hot climate on concentration of NH3 in broiler and laying-hens houses, Zborník abstractovz konferencie BKPD 21, BkS - SAV Extrémy prostredia, Račková dolina (In English).

    Đỗ Ngọc Hòe (1995). Một số chỉ tiêu vệ sinh chuồng gà công nghiệp và nguồn nước cho chăn nuôi khu vực quanh Hà Nội, Luận ánPhó tiến sỹ Khoa học nông nghiệp, Hà Nội.

    Kavolelis B., (2003). Influence ventilation rate on ammonia concentration and emission in animal house, Polish Journal of Environmental Studies, 12(6): 709

    McQuitty, J.B., J.J.R. Feddes and J.J. Leonard (1985). Air quality in commercial laying barns, Canadian Agricultural Engineering, 27 (2):13-19.

    Navaratnasamy M., J.J.R. Fedde (2004). Odour Emissions from Poultry Manure/Litter and Barns. Poultry Industry council. PLC project No 155. Final report.

    Shao-Y Sheen (2005). Litter bed pig house system: caring for both the animal and the environment, Extension Bulletin - Food and Fertilizer Technology Center for the Asian and Pacific Region (Taiwan) 0379-7587, pp. 573.

    Phùng Đức Tiến và cs. (2009). Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, 4: 10.