ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN CÓ BỔ SUNG ASTAXANTHIN VÀ CANTHAXANTHIN VỚI TỶ LỆ KHÁC NHAU LÊN MÀU SẮC THỊT CÁ HỒI VÂN (Oncorhynchus mykiss)

Ngày nhận bài: 19-09-2013

Ngày duyệt đăng: 05-11-2013

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Trang, N., & Hóa, N. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN CÓ BỔ SUNG ASTAXANTHIN VÀ CANTHAXANTHIN VỚI TỶ LỆ KHÁC NHAU LÊN MÀU SẮC THỊT CÁ HỒI VÂN (Oncorhynchus mykiss). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 11(7), 981–986. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1657

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN CÓ BỔ SUNG ASTAXANTHIN VÀ CANTHAXANTHIN VỚI TỶ LỆ KHÁC NHAU LÊN MÀU SẮC THỊT CÁ HỒI VÂN (Oncorhynchus mykiss)

Nguyễn Thị Trang (*) 1 , Nguyễn Tiến Hóa 1

  • 1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1
  • Từ khóa

    màu sắc, Oncorhynchus mykiss, astaxanthin, canthaxanthin

    Tóm tắt


    Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) là loài cá có giá trị dinh dưỡng và kinh tế trong các vùng nuôi nước lạnh của Việt Nam. Chất lượng thịt cá không chỉ được đánh giá qua các chỉ tiêu dinh dưỡng như protein, lipid, axit amin mà còn được đánh giá thông qua màu sắc cơ thịt của chúng. Do đó, cá hồi vân nuôi trong các trang trại thường được bổ sung thêm các sắc tố để tạo màu hồng đến đỏ cho cơ thịt cá để đáp ứng được với thị hiếu của người tiêu dùng. Nghiên cứu này tiến hành thử nghiệm 3 nghiệm thức thức ăn có bổ sung astaxanthin và canthaxanthin với tỷ lệ khác nhau 80mg kg-1 astaxanthin (CTTA 1), 60mg kg-1 astaxanthin + 20mg kg-1 canthaxanthin (CTTA 2), 40mg kg-1 astaxanthin + 40mg kg-1 canthaxanthin (CTTA 3). Sau 60 ngày nuôi, màu sắc cơ thịt cá hồi vân được đánh giá bằng phương pháp cho điểm sử dụng thước so màu SalmoFan Lineal có thang điểm từ 20 tới 34. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng màu sắc cơ thịt cá hồi vân đạt 29,25 ± 09 khi sử dụng thức ăn có bổ sung astaxanthin và canthaxanthin với tỷ lệ 40mg kg-1 astaxanthin + 40mg kg-1 canthaxanthinvà cao hơn so với nghiệm thức sử dụng tỷ lệ 60mg kg-1 astaxanthin + 20mg kg-1 canthaxanthin (26,73 ± 0,95) và 80mg kg-1 astaxanthin(25,36 ± 1,16) (P<0,5).

    Tài liệu tham khảo

    Cho C.Y and Cowey C.D. (2000). "Rainbow trout, Oncorhynchus mykiss". In: R. P. Wilson Handbook of nutrient requirements of finfish. CRC Press, Boca Raton. pp.131-143

    Choubert G., Blanc J.M. and Poisson H. (1998). Effects of dietary keto-carotenoids (canthaxanthin and astaxanthin) on the reproductive performance of female rainbow trout Oncorhynchus mykiss (Walbaum). Aquaculture. 4: 249-254.

    Koteng D.F. (1992). Markedsunders¯kelse Norsk Laks. FNL, Bergen, Norway

    Klontz G. W. (1991). A Manual for rainbow trout

    proteinoduction on the family-Owned farm. Nelson & Sons, Inc.

    Martin G. L., Skovlund B., Michael E.N, Bjarne K.E., Line H.C., Stina F. (2012). Classication of Astaxanthin Colouration of Salmonid Fish using Spectral Imaging and Tricolour Measurement. IMM-Technical Report-2012-08

    Negre-Sadargues G., Castillo R., Petit H., Sonces S., Martenez R.G., Milicua J.C.G., Choubert G. and Trilles J.B. (1993). Unilization of synthetic carotenoids by the prawn Penaeus japonicus reared under laboratory condition. Aquacalture 110: 151-159.

    Nihat Y. and Muammer E. (2011). Effects of Oleoresin Paprika (Capsicum annum) and Synthetic Carotenoids (Canthaxantin and Astaxanthin) on Pigmentation Levels and Growth in Rainbow Trout Oncorhynchus mykiss W. Journal of Animal and Veterinary Advances, 10(14): 1875-1882.

    Segdwick S.D (1988). Trout farming handbook 4th edition. Fishing News Books Ltd., Farnham. 160p.

    Torrlssen O.J., Hardy R.W. and K.D. Shearer (1989). Shearer Pigmentation of Salmonids Carotenoid Deposition and Metabolism. Aquatic Science, I, 209-225

    Torrissen O.J., Hardy R.W., K.D. Shearer, T.M. Scott and F.E. Stone (1990). Effects of dietary canthaxanthin level and lipid level on apparent digestibility coefficients for canthaxanthin in rainbow trout (Oncorhynchus mykiss). Aquaculture, 88: 351-362.

    Yamada A., Takeuchi H., Miki H., Touge T. and Deguchi K. (1990). Transverse myelitis associated with ECHO-25 virus infection. Rinsho Shinkeigaku 30: 784-6.