Nghiên cứu được tiến hành trên vịt Cổ Lũng tạihuyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa và đàn vịt hạt nhânđược chọn lọc,nhân thuần đến thế hệ thứ 3 tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyênnhằm mục tiêu điều tra, đánh giá tổng thể tình hình chăn nuôi vịt Cổ Lũng tại huyện Bá Thướcvà đánh giá một số đặc điểm ngoại hình của vịt. Bộ câu hỏi bán cấu trúc được sử dụng để điều tra. Mô tả đặctrưng chủ yếu về ngoại hình của vịt Cổ Lũng bằng các phương pháp quan sát, chụp ảnh, mô tả, ghi chép. Kích thước một số chiều đo của vịt Cổ Lũng được đo tại các thời điểm 8 tuần và 38 tuần tuổi. Kết quả cho thấy số lượng và sự phân bố của vịt Cổ Lũng ở huyện Bá Thước tập trung chủ yếu ở 6 xã khu vực Quốc Thành gồm xã Ban Công, Cổ Lũng, Lũng Niêm, Lũng Cao, Thành Lâm và Thành Sơn. Vịt Cổ Lũng được nuôi theo cả hai phương thức chăn thả và bán chăn thả. Vịt Cổ Lũng một ngày tuổi cólông màu xám đen xen kẽ khoang màu vàng nhạt. Khi trưởng thành, vịt Cổ Lũng có lông màu cánh sẻ đậm, chân thấp, đầu to, cổ ngắn, mình bè. Chiều đo dài thân của vịt Cổ Lũng là 24,72cmở con trống và 24,82cmở con mái; vòng ngực củavịttrống là 30,06cm, vịtmái là 29,80cm với tỷ lệ vòng ngực/dài thân lần lượt là 1,22và 1,20;chiều đo cao chân của con trống là 7,58cmvà con mái là 7,35cm; độ dài lông cánh của vịt trống và vịt mái lần lượt là 16,36 và 16,23cm.