Ngày nhận bài: 22-04-2019
Ngày duyệt đăng: 05-04-2021
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHỐI HỢP VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌCCỦA CÁC TỔ HỢP LAI TỪ MỘT SỐ NGUỒN GEN NẤM SÒ
Từ khóa
Nấm sò, đơn bào tử, tổ hợplai
Tóm tắt
Trong nuôi trồng nấm sò, việc tạo ra các chủng nấm mới có nhiều đặc tính ưu việt hơn các chủng đang nuôi trồng là rất cần thiết. Ba chủng nấm sò PN1, PN14 và PN10 được sử dụng để tạo các tổ hợp lai bằng phương pháp lai đơn bào tử và đánh giá các tổ hợp lai của chúng trên môi trường nhân giống cấp 1, cấp 2 và trên giá thể nuôi trồng. Có 38 dòng đơn bào tửđã được phân lập,trong đó có 18 dòng đơn bào tử của chủng PN1, 16 dòng đơn bào tử của chủng PN10 và 4 dòng đơn bào tử của chủng PN14.Có 70 tổ hợp laiđã được thực hiện, trong đó 3 tổ hợp lai thành công làHP1-27 HP14-4(ký hiệu là PN1141), HP1-27 HP14-7(ký hiệu là PN1142), HP1-27HP14-10 (ký hiệu là PN1143)dựa trên sự xuất hiện khóa liên kết trên sợi nấm. Trên môi trường nhân giống cấp 1, chủng sò lai PN1143có tốc độ sinh trưởngthấp hơn chủng PN1 và cao hơn các chủng còn lại. Trên môi trường nhân giống cấp 2 thóc luộc, hai chủng PN1 và PN1143 có thời gian hệ sợi mọc kín ống nghiệm và tốc độ sinh trưởng của hệ sợi cao nhất, thấp nhất là chủng PN10. Trên giá thể nuôi trồng, 2 chủng PN1 và PN1143 đạt các kết quả cao hơn các chủng còn lạivề tốc độ sinh trưởng hệ sợi, kích thước quả thể, hiệu suất sinh họclần lượt là 55,46 và 54,54%. Ba chủng sò lai đều có màu sắc trắng xám, xuất hiệncác vân sọctrên mũ nấm.
Tài liệu tham khảo
Abdulgani R., Lau C.C., Abdullah N. & Vikineswary S. (2017). Morphological and molecular characterization of Pleurotus pulmonariushybrids with improved sporophore features and higher biological efficacy. Int. J. Agric. Biol. 19: 707-712.
Liu X.R., Liu S.R., Yea L.Y. & Wu X.P. (2020). Breeding and fruiting evaluation of new strains by the interspecific mating of the high commercial potential mushroom Pleurotus tuoliensiswith its closely related P. eryngii. Scientia Horticulturae. 271: 1-8.
Pathmashini L., Arulnandhy V. & Wilson Wijeratnam R.S. (2008). Cultivation of oyster mushroom (Pleurotus ostreatus) on sawdust. Cey. J. Sci. (Bio. Sci.). 37(2): 177-182.
Rosnina A.G., Yee Shin Tan, Noorlidah Abdullah & Vikineswary S. (2016). Morphological and molecular characterization of yellow oyster mushroom, Pleurotus citrinopileatus, hybrids obtained by interspecies mating, World J Microbiol Biotechnol. 32:18.
Tagavi G., Motallebi-Azar A. & Panahandeh J. (2016). Characteristics of interspecific hybrids between Pleurotus ostreatusand P. eryngii, Russian Agricultural Sciences. 42(3-4): 230-235.
Trịnh Tam Kiệt, Trần Đông Anh, Phạm Thu Hương, Thân Thị Chiển, Ngô Xuân Nghiễn & Nguyễn Thị Bích Thùy (2011). Nghiên cứu lai tạo một số chủng nấm sò thương phẩm. Tạp chí Di truyền & ứng dụng -Chuyên san Công nghệ Sinh học. 7: 80-88.
Wang S.X., Zhao S., Huang Z.X., Yin L.M., Hu J., Li J.H., Liu Y. & Rong C.B. (2018). Development of a highly productive strain of Pleurotus tuoliensisfor commercial cultivation by crossbreeding. Sci. Hortic. 234: 110-115.
Wasantha Kumara K.L. & Edirimanna I.C.S. (2009). Improvement of strains of two oyster mushroom cultivars using duel culture technique. World Applied Sciences Journal. 7(5): 654-660.