Ngày nhận bài: 28-02-2020
Ngày duyệt đăng: 21-04-2020
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
SỐ LƯỢNG, SỰ PHÂN BỐ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA VỊT CỔ LŨNG
Từ khóa
Đặc điểm ngoại hình, vịt Cổ Lũng, huyện Bá Thước
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành trên vịt Cổ Lũng tạihuyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa và đàn vịt hạt nhânđược chọn lọc,nhân thuần đến thế hệ thứ 3 tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyênnhằm mục tiêu điều tra, đánh giá tổng thể tình hình chăn nuôi vịt Cổ Lũng tại huyện Bá Thướcvà đánh giá một số đặc điểm ngoại hình của vịt. Bộ câu hỏi bán cấu trúc được sử dụng để điều tra. Mô tả đặctrưng chủ yếu về ngoại hình của vịt Cổ Lũng bằng các phương pháp quan sát, chụp ảnh, mô tả, ghi chép. Kích thước một số chiều đo của vịt Cổ Lũng được đo tại các thời điểm 8 tuần và 38 tuần tuổi. Kết quả cho thấy số lượng và sự phân bố của vịt Cổ Lũng ở huyện Bá Thước tập trung chủ yếu ở 6 xã khu vực Quốc Thành gồm xã Ban Công, Cổ Lũng, Lũng Niêm, Lũng Cao, Thành Lâm và Thành Sơn. Vịt Cổ Lũng được nuôi theo cả hai phương thức chăn thả và bán chăn thả. Vịt Cổ Lũng một ngày tuổi cólông màu xám đen xen kẽ khoang màu vàng nhạt. Khi trưởng thành, vịt Cổ Lũng có lông màu cánh sẻ đậm, chân thấp, đầu to, cổ ngắn, mình bè. Chiều đo dài thân của vịt Cổ Lũng là 24,72cmở con trống và 24,82cmở con mái; vòng ngực củavịttrống là 30,06cm, vịtmái là 29,80cm với tỷ lệ vòng ngực/dài thân lần lượt là 1,22và 1,20;chiều đo cao chân của con trống là 7,58cmvà con mái là 7,35cm; độ dài lông cánh của vịt trống và vịt mái lần lượt là 16,36 và 16,23cm.
Tài liệu tham khảo
Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn&Nguyễn Huy Đạt (2011). Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu gia cầm. Nhà xuất bảnNông nghiệp Hà Nội. tr. 39-43.
Chi cục Thống kê huyện Bá Thước (2017). Báo cáo tình hình chăn nuôi năm 2017.
Đặng Vũ Hòa (2015). Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super M3), Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Viện Chăn nuôi. tr. 47-49.
Đỗ Ngọc Hà, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Bá Mùi, Hoàng Văn Chính, Lê Thị Hà & Lê Văn Sơn (2018). Phân tích sự sai khác di truyền của vịt Cổ Lũng với một số giống vịt nội bằng chỉ thị phân tử SSR. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. 233: 2-8.
Doãn Văn Xuân, Nguyễn Đức Trọng &Hoàng Văn Tiệu (2011). Nghiên cứu đặc điểm và một số chỉ tiêu năng suất của vịt Đốm (PL2). Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt - ngan. Viện Chăn nuôi, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên. tr. 183-186.
Hồ Khắc Oánh, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, Phạm Văn Trượng, Nguyễn Thị Minh, Phạm Hữu Chiến, Bùi Văn Thảnh &Bùi Văn Chủm (2011). Nghiên cứu bảo tồn quỹ gen vịt Bầu Bến tại Hòa Bình. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao TBKT chăn nuôi vịt - ngan. Viện Chăn nuôi, Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên. tr.169-172.
Nguyễn Đức Trọng, Hồ Khắc Oánh, Nguyễn Thị Minh, Lê Thị Phiên, Ngô Văn Vĩnh &Lê Xuân Thọ (2011). Kết quả nuôi giữ, bảo tồn quỹ gen vịt Đốm (Pất Lài) và vịt Bầu Bến tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao TBKT chăn nuôi vịt - ngan. Viện Chăn nuôi, Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên. tr. 173-177.
Nguyễn Thị Thúy Nghĩa, Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Phạm Văn Chung, Mai Hương Thu, Lương Thị Bột, Đồng Thị Quyên &Đặng Thị Vui (2012). Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Bầu, vịt Đốm. Báo cáo Khoa học năm 2012. Viện Chăn nuôi, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên. tr. 44-50.
Nguyễn Văn Duy, Vương Thị Lan Anh, Mai Hương Thu, Đồng Thị Quyên &Đặng Thị vui (2015). Một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Biển 15 - Đại Xuyên. Báo cáo khoa học năm 2015. Viện Chăn nuôi, Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên. tr. 1-13.
Trần Huê Viên, Nguyễn Duy Hoan & Nông Quý Thoan (2002). Một Số đặc điểm sinh học và sức sản xuất thịt của giống vịt Kỳ Lừa, Tạp chí Nông Nghiệp và phát triển nông thôn. 11: 994-995.
Vũ Đình Trọng, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa, Nguyễn Văn Duy &Lê Thị Mai Hoa (2015). Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Bầu Bến nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Báo cáo khoa học năm 2015. Viện Chăn nuôi, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên.tr. 32-39.