NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VACXIN BẠI LIỆT BÁN THÀNH PHẨM TRÊN CHAI NHỰA 10 TẦNG

Ngày nhận bài: 01-05-2021

Ngày duyệt đăng: 07-06-2021

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Thế, H., Tuyết, N., Tùng, P., Bách, N., & Hường, N. (2024). NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VACXIN BẠI LIỆT BÁN THÀNH PHẨM TRÊN CHAI NHỰA 10 TẦNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(8), 1063–1072. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/863

NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VACXIN BẠI LIỆT BÁN THÀNH PHẨM TRÊN CHAI NHỰA 10 TẦNG

Hoàng Trọng Thế (*) 1 , Nguyễn Ánh Tuyết 1 , Phạm Ích Tùng 1 , Nguyễn Đức Bách 2 , Nguyễn Thuý Hường 1

  • 1 Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vacxin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC)
  • 2 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Chai nhựa 10 tầng, chai Roux, hiệu giá vacxin, tế bào thận khỉ, vacxin bại liệt

    Tóm tắt


    Bại liệt là bệnh nhiễm viruscấp tính gây ra bởi poliovirus làm tổn thương thần kinh, não bộ và mất khả năng vận động. Ở Việt Nam, vacxin phòng bệnh bại liệt đang sử dụng phổ biến hiện nay được sản xuất từ chủng Sabin trên tế bào thận khỉ Macaca mulatta. Theo quy trình thông thường, tế bào được nuôi cấy một lớp trên các chai Roux bị giới hạn về bề mặt nuôinên sản lượng vacxin bại liệt bán thành phẩm thu được thấp. Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp cải tiến nuôi tế bào trên bề mặt chai nhựa đa tầng, qua đó số lượng tế bào thu được khi nuôi cấy đã cao hơn nhiều so với quy trình sử dụng chai Roux trước đây. Kết quả đã cải tiến được quy trình sản xuất với mật độ tế bào nuôi cấy tối ưu là 156.000 tế bào/ml và thể tích môi trường bổ sung sau gâynhiễm virus là150 ml/tầng. Quy trình sản xuất trên chai nhựa 10 tầng đãđược thẩmđịnh liên tục qua 3 lô với kích cỡmỗi lô 20 chai với kết quả ổn định với hiệu giávacxin đạt từ 7,73đến 7,76log10CCID50/0,1ml, cao hơn so với tiêu chuẩn 5,5 log10CCID50/0,1ml.

    Tài liệu tham khảo

    Attaullah Ahmadi,Mohammad Yasir Essar, Xu Lin, Yusuff Adebayo Adebisi& Don Eliseo Lucero-Prisno(2020). Polio in Afghanistan: The Current Situation amid COVID-19.American Journal of Hygiene and Tropical Medicine. 103(4): 1367-1369.

    Bakker W.A., Thomassn Y.E. & Van’t Oever A.G. (2011). Inactivated polio vaccine development for technology transfer using attenuated Sabin poliovirus strains to shift from Salk-IPV to Sabin-IPV. Vaccine. 29(41): 7188-96.

    Đoàn Xuân Mượu (1977).Virus học (Tập 2). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

    Dược điển Việt Nam IV (2009). Chuyên đề vacxin huyết thanh và sinh phẩm. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

    Freshney R.I. (2000). Culture of Animal Cells. A Manual of Basic Technique. 4th edition. Wiley-Liss. New York. pp. 413-414.

    Hoàng Thuỷ Nguyên, Nguyễn Trung Thành & Huỳnh Ngọc Tính (1967). Tình hình bệnh bại liệt ở miền bắc Việt Nam sau 6 năm gây miễn dịch rộng rãi bằng vacxin sống giảm độc lực (Sabin). Tạp chí Y học Việt Nam. 4: 8-11.

    Kärber G. (1931). Beitrag zur kollektiven behandlung pharmakologischer reihenversuche. Archive fürExperimentelle Pathologie Pharmakologie. 162: 480-483.

    Lê Thị Luân &Nguyễn Đăng Hiền(2007). Vacxin bại liệt sống uống công nghệ sản xuất và qui trình kiểm tra chất lượng. Nhà xuất bản Y học,Hà Nội.

    Nguyễn Đăng Hiền, Lê Thị Luân & Nguyễn Thị Quỳ (2014). Môi trường sử dụng cho nghiên cứu và sản xuất vacxin. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

    Nguyễn Đăng Hiền, Nguyễn Thuý Hường & Lê Thị Luân (2014). Thường quy kiểm định vacxin OPV. Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

    Nguyễn Đình Bảng (2016). Vacxin học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

    Nguyễn Thu Yến (2002). Thành quả thanh toán bệnh bại liệt ở Việt Nam. Tạp chí Y học thực hành. 6 : 17-18.

    Nguyễn Văn Mẫn & Nguyễn Đăng Hiền (2000). Hiệu quả quy trình tách tế bào thận khỉ bằng phương pháp truyền dịch Trypsin. Tạp chí Y học thực hành. 8: 40-42.

    Phạm Ngọc Thạch, Võ Tố & Hoàng Thuỷ Nguyên (1960). Việc gây miễn dịch rộng rãi chống bệnh bại liệt cho các trẻ em ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bằng vacxin làm với các giống siêu vi trùng giảm độc lực của Sabin. Tạp chí Y học Việt Nam. 5: 10-16.

    Sabin A.B. (1957). Properties and behavior of orally administered attenuated poliovirus vaccine. Jama. 164: 1216-1223.

    Trịnh Quân Huấn (2009). Cẩm nang phòng chống bệnh truyền nhiễm. Bộ Y tế. Cục Y tế Dự phòng và Môi trường. Hà Nội.

    WHO (2016). Polio vaccines. WHO position paper, Weekly epidemiological record. 91(12): 145-168.

    WHO TRS 980 (2014).Annex2. Recommendations to assure the quality, safety and efficacy of poliomyelitis vaccines. pp. 66-77.