Ngày nhận bài: 11-06-2018
Ngày duyệt đăng: 11-03-2019
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC VI THỂ TUYẾN MUỐICỦA GIỐNG VỊT BIỂN 15 ĐẠI XUYÊN
Từ khóa
Cấu trúc đại thể, cấu trúc vi thể, thích nghi, tuyến muối, vịt biển 15 Đại Xuyên
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm xác định một số đặc điểm hình thái đại thể và vi thể tuyến muối của vịt biển 15 Đại Xuyên (VB15) và của vịt lai giữa VB15 với vịt trời. Kết quả cho thấy VB15 có đôi tuyến muối hình trăng khuyết nằm trong lõm của xương trán phía bờ trên hố mắt. Chiều dài, chiều rộng và khối lượng tuyến tăng nhanh trong giai đoạn 1 ngày tuổi đến 6 tuần tuổi.Không có sai khác về kích thước và khối lượng tuyến muối giữa 3 nhóm vịt ở1 ngày, 6 tuần và 22 tuần tuổi. Khối lượng tuyến muối của VB15 nuôi trong môi trường nước biển cao hơn của nhóm VB15 nuôi trong môi trường nước ngọt.Tuyến muối gồm hai thùy trái và phải với các phân thùy hình đa giác xếp thành các hàng và được ngăn cách bởi tổ chức liên kết nhiều mạch máu. Mỗi phân thùy có những ống khía với các tế bào biểu mô hình trụ, phía dưới là tổ chức liên kết. Các ống khía đổ vào ống trung tâm,từ đó dẫn vào ống chính rồi đổ ra phần trước của xoang mũi. Đây là những dữ liệu đầu tiên về tuyến muối động vật nước mặn ở Việt Nam nói chung và của VB15 nói riêng, là cơ sở cho những nghiên cứu làm rõ chức năng tuyến muối VB15 ở các giai đoạn phát triển từ đó có thể ứng dụng trong chăn nuôi những loại vịt này.
Tài liệu tham khảo
Abel J.H., JR. & Ellis R.A. (1966). Histochemical and electron microscopic observations on the salt secreting lacrymal glands of marine turtles. Amer. J. Anat., 118: 337.
Albrecht C.B. (1950). Toxicity of sea water in mammals. American Journal of Physiology-Legacy, 163(2): 379-385.
Ballantyne B. & Wood W.G. (1967). A histochemical and biochemical investigation ot/-glucuronidase activity in the quiescent and secreting supra-orbital gland of Anas domesticus. J. Physiol., 191: 89.
Bellrose F.C. (1980). Ducks, geese and swans of North America. 3rd ed. Stackpole Books, Harris-burg, PA. 540 pp.
Braun E.J. (1998). Comparative renal function in reptiles, birds, and mammals (1998). Seminars in Avian and Exotic Pet Medicine, 7(2): 62-71.
Ernst S.A. & Ellis R.A. (1969). The development of surface specialization in the secretory epithelium of the avian salt gland in response to osmotic stress. J Cell Biol., 40(2): 305-321.
Gregory G.B. & Thomas D.N. (1991). Salt tolerances in American black ducks, mallards, and their F1-Hybrids. The Auk, 108: 89-98.
Holmes W.N a&Phillips J.G. (1985). The avian salt gland. Biological Review https://doi.org/10.1111/j.1469-185X.1985.tb00715.
Hughes M.R. (1983). Total body water and its turnover in male and female wild Mallard Ducks, Anas platyrhynchos, acclimated to fresh water and sea water. In: Davey, (Ed.). Proceed-ings of the 15th International Union of Physiological Sciences, Sydney, Australia, 214 pp.
Hughes MR (2003). Regulation of salt gland, gut and kidney interactions. Comp Biochem Physiol A Mol Integr Physiol., 136(3): 507-24.
Nguyễn Thị Hồng Điệp, Võ Quang Minh, Phan Kiều Diễm, Nguyễn Văn Tao (2015). Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hiện trạng canh tác lúa vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long theokịch bản biến đổi khí hậu. Tap chí khoa học Trường đại học Cần Thơ, số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu, tr. 167-173.
Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Thành Công, Ứng Quốc Khang, Lê Quang Đạo (2014). Nghiên cứu xây dựng mô hình đánh giá dự báo xâm nhập mặn nước sông Trà Lý. Tạp chí các khoa học về trái đất, 36(1): 21-30.
Peaker M. and Linzell J. L. (1975). Salt glands in birds and reptiles. Cambridge University Press, Cambridge, UK, 307 pp.
Phạm Sĩ Hoàn, Nguyễn Chí Công, Lê Đình Mầu (2013). Đặc điểm khí tượng, thủy văn và động lực vùng biển vịnh Quy Nhơn. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 13(1): 1-11
Skoruppa M.K. & Woodin M.C. (2000). Impact of wintering Redhead ducks on pond water quality in southern Texas. In: Comin, F.A., Herrera-Silveira, J.A. & Ramirez-Ramirez, J. (Eds.). Limnology and aquatic birds: monitoring, modelling and management, pp. 31-41
Tunnell J.W., JR. & Judd F.W. (Eds.) (2002). The Laguna Madre of Texas and Tamaulipas. Texas A&M University Press, College Station, TX. 346 pp.
Vu D.T., Yamada T. & Ishidaira H. (2018). Assessing the impact of sea level rise due to climate change on seawater intrusion in Mekong Delta, Vietnam. Water Science & Technology (in press) doi: 10.2166/wst.2018.038
Vũ Duy Vĩnh, Katrijn Baetens, Patrick Luyten, Trần Anh Tú, Nguyễn Thị Kim Anh (2013). Ảnh hưởng của gió bề mặt đến phân bố độ mặn và hoàn lưu vùng ven bờ châu thổ sông Hồng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 13(1): 12-20.
Woodin M.C. (1994) Use of saltwater and freshwater habitats by wintering Redheads in southern Texas. Hydrobiologia, pp. 279-280: 279-287.
Woodin M.C., Michot T.C.&Lee M.C. (2008). Salt gland development in migratory redheads (Aythya Americana) in saline environments on the winter range, Gulf of Mexico, USA. Acta Zoologica Academiae Scientiarum Hungaricae, 54 (Suppl. 1): 251-264.