ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ BANG TRỚI

Ngày nhận bài: 02-07-2020

Ngày duyệt đăng: 12-09-2020

DOI:

Lượt xem

3

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Thịnh, N., Vinh, N., Lâm, P., Nga, M., & Đoàn, B. (2024). ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ BANG TRỚI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(10), 812–819. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/719

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ BANG TRỚI

Nguyễn Hoàng Thịnh (*) 1 , Nguyễn Thị Vinh 1 , Phan Thanh Lâm 2 , Mai Thị Thanh Nga 2 , Bùi Hữu Đoàn 1

  • 1 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc
  • Từ khóa

    Gà Bang Trới, đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản

    Tóm tắt


    Gà Bang Trới là giống gà bản địa của Việt Nam, được nuôi lâu năm, tập trung chủ yếu ở huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh. Nghiên cứu tiến hành nhằm đánh giá đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản của gà Bang Trới. Thí nghiệm 1: 400 gà từ mới nở đến 20 tuần tuổi được dùng để xác định đặc điểm ngoại hình và kích thước một số chiều đo. Thí nghiệm 2 gồm 171 gà từ 21-74 tuần tuổi để đánh khả năng sinh sản. Kết quả cho thấy gà 1 ngày tuổi có 71% có lông màu vàng nhạt, 29% có màu vàng nâu đậm; đến 20 tuần tuổi, 20% gà trống có màu vàng pha đen, màu vàng cánh gián chiếm 65% và hoa mơ 15%; 65% gà mái có lông xám, 15% màu vàng và 20% hoa mơ, 87% mào đơn, 13% mào nụ; chân gà Bang Trới nhỏ và ngắn, 92% chân màu vàng, 8% chân chì. Ở 20 tuần tuổi, gà Bang Trới có dài lưng trung bình là 19,44cm; dài lườn là 12,96cm; dài cánh là 19,44cm; dài đùi là 10,24cm và vòng ống chân là 4,76cm. Khối lượng cơ thể gà khi tỷ lệ đẻ 5% là 1,69kg; đẻ đỉnh cao là 2,25kg. Năng suất trứng đến 74 tuần tuổi của gà Bang Trới đạt 97,87 quả; tỷ lệ đẻ trung bình là 26,38%; khối lượng trứng trung bình là 48,43g. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 94,83%.

    Tài liệu tham khảo

    Bùi Hữu Đoàn (2003). Nghiên cứu giống gà Mán nuôi tại tỉnh Cao Bằng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 7: 895-896.

    Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn & Nguyễn Huy Đạt (2011). Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Bùi Hữu Đoàn, Phạm Kim Đăng, Hoàng Anh Tuấn & Nguyễn Hoàng Thịnh (2016). Lien Minh chicken breed and livehood of people on district island Cat Hai of Hai Phong city, Vietnam: Characterization and prospects. Journal of Animal Husbandry Science and technics. 209: 26-31.

    Hoffmann M,, Böhm M., Hilton-Taylor C. & Brooks H. (2009). The Impact of Conservation on the Status of the World’s Vertebrates. Science. 300: 503-1509.

    Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Huy Đạt, Trần Văn Phượng & Vũ Chí Thiện (2009). Bảo tồn nguồn gen gà nội (gà Hồ, Mía và gà Móng). Báo cáo kết quả bảo tồn nguồn gene vật nuôi Việt Nam (2005-2009).Viện Chăn nuôi. tr. 82-95.

    Moula M., Luc D.D., Dang P.K., Farnir F., Ton V.D., Binh D.V., Leroy P. & Antoine-Moussiaux N. (2011). The Ri chicken breed and livelihoods in North Viet Nam: characterisation and prospects. Journal of Agriculture and Rural Development in the Tropics and Subtropics. 112(1): 57-69.

    Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Công Định, Trần Trung Thông, Nguyễn Thị Minh Tâm & Phạm Thị Bích Hường (2013). Bảo tồn và khai thác nguồn gen gà Mía, Chuyên khảo Bảo tồn và khai thác nguồn gen vật nuôi Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. tr. 162-171.

    Nguyễn Bá Mùi & Phạm Kim Đăng (2016). Khả năng sản xuất của gà Ri và con lai (Ri-Sasso-Lương Phượng) nuôi tại An Dương, Hải Phòng. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 3(7): 392-399.

    Nguyễn Hoàng Thịnh, Phạm Kim Đăng, Vũ Thị Thúy Hằng, Hoàng Anh Tuấn & Bùi Hữu Đoàn (2016). Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà nhiều ngón nuôi tại rừng quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 14(1): 9-20.

    Nguyễn Huy Đạt, Vũ Thị Hương & Hồ Xuân Tùng (2005). Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất gà Ri vàng rơm. Báo cáo khoa học năm 2005. Viện Chăn nuôi.

    Nguyễn Thị Châu Giang, Nguyễn Khánh Toàn & Đỗ Đức Lực (2017). Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất gà sáu ngón nuôi tại Lạng Sơn, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học toàn quốc Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Cần Thơ. tr. 130-135.

    Nguyễn Huy Tuấn (2013). Khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ri vàng rơm và gà ri lai (7/8 vàng rơm và 1/8 lương phượng) nuôi tại trại thực nghiệm của gia cầm Liên Ninh”. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

    Nguyễn Thanh Lâm (2019). Báo cáo tổng kết đề tài: Nhân thuần lưu giữ bảo tồn giống gà Bang Trới.

    Nguyễn Thị Thơm (2017). Khai thác và phát triển giống gà Cáy Củm tại Cao Bằng và Hà Giang. Báo cáo tổng kết đề tài.

    Nguyen Van Duy, Nassim Moula, Do Duc Luc, Pham Kim Dang, Dao Thi Hiep, Bui Huu Doan, Vu Dinh Ton & Frederic Farnir(2015). Ho Chicken in Bac Ninh Province (Vietnam): From an Indigenous Chicken to Local Poultry Breed, International Journal of Poultry Science. 14(9): 521-528.

    Nguyễn Đình Tiến, Nguyễn Công Oánh, Nguyễn Văn Duy, Vũ Đình Tôn (2020). Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của gà Tiên Yên. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 18(6): 423-433.

    Trần Thanh Vân, Đỗ Thị Kim Dung, Vũ Ngọc Sơn & Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2015). Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh sản của gà địa phương Lạc Thủy - Hòa Bình. Hội nghị Khoa học Chăn nuôi - Thú y toàn quốc. Trường Đại học Cần Thơ.