NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HÓA THEO TUỔI PHÁT TRIỂN CỦA QUẢ NHÃN LỒNG (Euphoria longan Lamk.)TRỒNG TẠI QUẢNG NINH

Ngày nhận bài: 27-08-2020

Ngày duyệt đăng: 22-10-2020

DOI:

Lượt xem

4

Download

1

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Trọng, L., & Khanh, N. (2024). NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HÓA THEO TUỔI PHÁT TRIỂN CỦA QUẢ NHÃN LỒNG (Euphoria longan Lamk.)TRỒNG TẠI QUẢNG NINH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(1), 1–7. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/771

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HÓA THEO TUỔI PHÁT TRIỂN CỦA QUẢ NHÃN LỒNG (Euphoria longan Lamk.)TRỒNG TẠI QUẢNG NINH

Lê Văn Trọng (*) 1 , Nguyễn Như Khanh 2

  • 1 Trường Đại học Hồng Đức
  • 2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Từ khóa

    Quả nhãn, chỉ tiêu sinh hóa, chín sinh lý

    Tóm tắt


    Nghiên cứu sự chuyển hóa sinh lý, hóa sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển của quả nhằm xác định thời điểm chín sinh lý là cơ sở khoa học cho việc thu hoạch và bảo quản quả được tốt hơn. Các phương pháp phân tích hóa sinhđược sử dụngđể xác định hàm lượng sắc tố, hàm lượng đường khử, tinh bột, axit hữu cơ tổng số, vitamin C, protein và lipit theo sự sinh trưởng và phát triển của quả nhãn từ khi hình thành cho đến khi quả chín. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quả nhãn đạt kích thước tối đa khi 16 tuần tuổi, lúc này vỏ quả có màu vàng nhạt do sự giảm hàm lượng diệp lục và tăng hàm lượng carotenoit. Hàm lượng tinh bột và hàm lượng axit hữu cơ tổng số trong thịt quả đạt cực đại khi quả 12 tuần tuổi, sau đó giảm dần. Hàm lượng đường khử và hàm lượng vitamin C tăng dần đến 16 tuần tuổi rồi giảm xuống. Hàm lượng protein giảm dần từ khi quả mới hình thành cho đến khi quả chín, hàm lượng lipit tăng dần đến 15 tuần tuổi, sau đó giảm xuống. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được thời điểm chín sinh lý của quả nhãn là 16 tuần tuổi, đây là thời điểm quả ngừng sinh trưởng và tích lũy nhiều chất dinh dưỡng.

    Tài liệu tham khảo

    Bao Y., Yueming J., John S., Feng C. & Muhammad A. (2011), Extraction and pharmacological properties of bioactive compounds from longan (Dimocarpus longanLour.) fruit - A review. Food Research International. 44(7): 1837-1842.

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2008). TCVN: 4589-88, ngày 30/12/2008 - Phương pháp xác định hàm lượng axit tổng số và axit bay hơi.

    Ermakov A.I., Arasimovich V.E., Smirnova-Ikonnikova M.I., Yarosh N.P. &Lukovnikova G.A. (1972). Metody biokhimicheskogo issledovaniya rastenii (Methods in Plant Biochemistry). Leningrad: Kolos.

    Ke G.W., Wang C.C. & Huang J.H. (1992). The aril initiation and ontogenesis of longan fruit. Journal of Fujian Academy of Agricultural Sciences.7: 22-26.

    Nguyễn Thế Huấn, Nguyễn Đức Thạnh, Vũ Thị Thanh Thủy & Đỗ Thị Phượng (2011). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất của giống nhãn chín muộn PH-99-1-1 tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Khoa học & Công nghệ. 85(09): 7-12.

    Nguyễn Thị Bích Hồng, Trịnh Khắc Quang & Ngô Hồng Bình (2016). Kết quả nghiên cứu tuyển chọn và khảo nghiệm giống nhãn chín sớm PHS-2 tại Hưng Yên. Hội thảo Quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ hai. tr. 600-605.

    Nguyễn Như Khanh & Lê Văn Trọng (2012).Một số chuyển hóa sinh lý, hóa sinh theo tuổi phát triển của quả cam (Citrus sinensis Linn.Osbeck) giống cam Sông con trồng tại Yên Định, Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạmHà Nội. 57(3): 89-98.

    Nguyễn Văn Mã, La Việt Hồng & Ong Xuân Phong (2013). Phương pháp nghiên cứu sinh lý học thực vật.Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. tr. 111.

    Nguyễn Văn Mùi (2001). Thực hành hóa sinh học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. tr. 68, 83, 113.

    Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền & Phùng Gia Tường (1996). Thực hành hóa sinh học. Nhà xuất bản Giáo dục. tr. 51.

    Saranya L., Busarakorn M., Sarawut P., Hermann L., Methinee H., Serm J. & Joachim M. (2007). Effect of drying temperature on changes in volatile compounds of longan (Dimocarpus longanLour.) fruit. Conference on International Agricultural Research for Development, University of Kassel-Witzenhausen and University of Göttingen. 10: 9-11.

    Tindall H.D. (1994). Sapindaceous fruits: botany and horticulture. Horticultural Reviews. 16: 143-195.

    Trần Thế Tục (1999). Cây nhãn, kỹ thuật trồng và chăm sóc. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Trần Thế Tục (2004). Hỏi đáp về nhãn vải.Nhà xuất bản Nông nghiệp.