THỬ NGHIỆM CÁC PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH U NANG ĐƯỜNG RUỘT DO BÀO TỬ SỢI Thelohanellus kitauei TRÊN CÁ CHÉP (Cyprinus carpio)

Ngày nhận bài: 19-05-2020

Ngày duyệt đăng: 04-09-2020

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Tuyến, N., Dịu, T., Thắm, P., Nhinh, Đoàn, Vạn, K., & Hoài, T. (2024). THỬ NGHIỆM CÁC PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH U NANG ĐƯỜNG RUỘT DO BÀO TỬ SỢI Thelohanellus kitauei TRÊN CÁ CHÉP (Cyprinus carpio). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(12), 1139–1148. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/745

THỬ NGHIỆM CÁC PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH U NANG ĐƯỜNG RUỘT DO BÀO TỬ SỢI Thelohanellus kitauei TRÊN CÁ CHÉP (Cyprinus carpio)

Nguyễn Văn Tuyến (*) 1, 2 , Trần Thị Dịu 1 , Phạm Thị Thắm 1 , Đoàn Thị Nhinh 1 , Kim Văn Vạn 1 , Trương Đình Hoài 1

  • 1 Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Faculty of Fisheries and Protection of Waters, University of South Bohemia, The Czech Republic
  • Từ khóa

    Bào tử sợi, điều trị, ký sinh trùng cá chép, Thelohanellus kitauei

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm tìm phác đồ điều trị hiệu quả bệnh do Thelohanellus kitauei gây ra trên cá chép. Tổng số 60 mẫu cá chép từ 20 lồng nuôi nghi nhiễm bệnh được thu và chẩn đoán tác nhân gây bệnh. Sau khi xác định đúng tác nhân gây bệnh, bốn phác đồ sử dụng các thuốc trị ký sinh trùng gồm praziquantel, ivermectin, albendazole và triclabendazole được thử nghiệm điều trị trên 20 lồng cá chép đang nhiễm bệnh với liệu trình 3 ngày liên tục, sau đó cá được điều trị tổn thương trên đường ruột bằng kháng sinh doxycycline với liều 15 mg/kg cá/ngày trong 5 ngày tiếp theo cho cả 4 phác đồ điều trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chép nhiễm bệnh bơi lờ đờ, bụng chướng to, ruột có nhiều khối bào nang với kích thước 1,43× 1,12cm. Kết quả điều trị thử nghiệm cho thấy phác đồ sử dụng praziquantel với liều 10 mg/kg cá/ngày có hiệu quả điều trị thấp, tỷ lệ cá khỏi bệnh chỉ đạt 24,92%. Các phác đồ sử dụng0,6mg ivermectin/kg cá/ngày, 6mg triclabendazole + 6mg albendazole/kg cá/ngày, và 10mg albendazole + 10mg praziquantel/kg cá/ngày cho hiệu quả điều trị tốt với tỷ lệ khỏi bệnh cao lần lượt là 90,48%, 85,62% và 86,86%.

    Tài liệu tham khảo

    Arthur J.R. & Bui Quang Te (2006). Checklish of the parasites of fishes of Vietnam. FAO Fisheries Technical Paper.369(2):133.

    Cengiz E.I. (2006). Gill and kidney histopathology in the freshwater fish Cyprinus carpioafter acute exposure to deltamethrin. Environmental Toxicology and Pharmacology.22(2): 200-204.

    David R.C. (2012). Measurement with the Light Microscope. Retrieved from https://www.ruf.rice. edu/~bioslabs/methods/microscopy/measuring.html, on April 10, 2019.

    Egusa S. & Nakajima K. (1981). A New Myxozoa Thelohanellus kitauei, the Cause of Intestinal Giant Cystic Disease of Carp. 15: 213-218.

    Hà Ký & Bùi Quang Tề (2007). Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam.Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. tr.212-213.

    Kim Văn Vạn & Nguyễn Văn Thọ (2012). Nghiên cứu dịch tễ ấu trùng sán lá lây truyền qua cá chép giống (Cyprinus carpio) trong các hệ thống nuôi. Tạp chí Khoa học và Phát triển.10(6): 933-939.

    Kim Van Van, Truong Dinh Hoai, Buchmann K., Dalsgaard A. & Nguyen Van Tho (2012). Efficacy of praziquantel agaist Centrocestus formosanus metacercariae infection in common carp (Cyprinus carpioLinnaeus).Journal of Southern Agriculture.43(4): 520-523.

    Kim Văn Vạn & Phạm Thị Thắm (2018). Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép do bào tử sợi gây ra tại Hải Dương. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y.15(6): 76-82.

    Lingtong Y., Mingmiao L., Keyan Q., Wenxiang L., Hong Z., Shangong W., Jiangyong W. & Guitang W. (2017). Intestinal disease of scattered mirror carp Cyprinus carpiocaused by Thelohanellus kitaueiand notes on the morphology and phylogeny of the myxosporean from Sichuan Province, southwest China. Chinese Journal of Oceanology and Limnology.35(3): 587-596.

    National Institutes of Health (2019). Emagej program. Retrieved from https://imagej.nih.gov/ij/ download.html, on April 10, 2019.

    Rhee J.K., Kim J.O., Kim P.G. & Park B.K. (1990). Prophylactic and therapeutic studies on intestinal giant-cystic disease of the Israel carp caused by Thelohanellus kitauei. I. Course of formation and vanishment of the cyst. Kisaengch'unghak chapchi. The Korean journal of parasitology. 28(3): 183-194.

    Rhee J.K., Kim J.O. & Park B.K. (1990). Prophylactic and therapeutic studies on intestinal giant-cystic disease of the Israel carp caused by Thelohanellus kitauei. II. Effects of physical and chemical factors on T. kitaueispores in vitro. The Korean journal of parasitology.28(4): 241-252.

    Rhee J.K., Kim H.C. & Park B.K. (1993). Efficacy of fumagillin against Thelohanellus kitaueiinfection of Israel carp, Cyprinus carpionudus. Korean J Parasitol.31(31): 57-65.

    Trương Đình Hoài, Nguyễn Vũ Sơn, Nguyễn Thị Mai Phương. & Nguyễn Thị Hậu (2014). Đặc điểm mô bệnh học của cá rô phi (Oreochromis niloticus) nhiễm Streptococcus sp. nuôi tại một số tỉnh miền bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Phát triển.12(3): 360-371.

    Zhai Y., Gu Z., Guo Q., Wu Z., Wang H. & Liu Y. (2016). New type of pathogenicity of Thelohanellus kitaueiEgusa & Nakajima, 1981 infecting the skin of common carp Cyprinus carpioL. Parasitology International.65(1): 78-82.