ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI VÀ HÀM LƯỢNG PROTEIN TRONG THỨC ĂN LÊN TỶ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ NGẠNH SÔNG (Cranoglanis henriciVaillant, 1893) NUÔI TRONG BỂ COMPOSITE

Ngày nhận bài: 19-07-2018

Ngày duyệt đăng: 11-12-2018

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Vạn, K., Nhinh, Đoàn, & Hằng, N. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI VÀ HÀM LƯỢNG PROTEIN TRONG THỨC ĂN LÊN TỶ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ NGẠNH SÔNG (Cranoglanis henriciVaillant, 1893) NUÔI TRONG BỂ COMPOSITE. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(9), 813–819. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/501

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI VÀ HÀM LƯỢNG PROTEIN TRONG THỨC ĂN LÊN TỶ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ NGẠNH SÔNG (Cranoglanis henriciVaillant, 1893) NUÔI TRONG BỂ COMPOSITE

Kim Văn Vạn (*) 1, 2 , Đoàn Thị Nhinh 2 , Nguyễn Thị Thúy Hằng 2

  • 1 Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Cá ngạnh, mật độ nuôi, hàm lượng protein, tăng trưởng, tỷ lệ sống

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ và hàm lượng protein trong thức ăn lên quá trình tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của cá ngạnh sông (Cranoglanis henrici). Cá nuôi thí nghiệm có kích cỡ trung bình tương ứng 16,79 ±0,92 g/con và 39,91±0,75 g/con được đưa vào 2 thí nghiệm riêng biệt với 3 ngưỡng mật độ 30, 45 và 60 con/m3và 3 mức hàm lượng protein thô (CP) trong thức ănlà30, 35 và 40%. Các thí nghiệm sử dụng hệ thống bể composit dung tích 8m3với 3 lần lặp, thời gian ương nuôi là 60 ngày. Kết quả cho thấy, giá trị FCR cao hơn có ý nghĩa thống kê đã ghi nhận được trong các lô thí nghiệm với mật độ 60 con/m3(2,96) so với ở mật độ 45 con/m3(2,81) và 30 con/m3(2,68);tuy nhiên các chỉ tiêu tăng trưởng không thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05), khối lượng cá đạt khoảng33,04-34,55 g/con khi kết thúc thí nghiệm và tỷ lệ sống đạt trên 88%. Tốc độ tăng trưởng của cá khi ương bằng thức ăn có độ đạm 35% (0,52 g/con/ngày) và 40% (0,53g/con/ngày) tương đương nhau và cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với khi ương bằng thức ăn có độ đạm 30% (0,35g/con/ngày), tỷ lệ sống đạt trên 94% ở tất cả các lô thí nghiệm. Như vậy, khi nuôi cá ngạnh sông trong bể, có thể thả mật độ trong khoảng 45-60 con/m3và thức ăn có hàm lượng protein từ 35% đến 40% để đạt được tốc độ tăng trưởng và giá trị FCR tối ưu.

    Tài liệu tham khảo

    Aryani N, Suharman I (2015). Effect of Dietary Protein Level on the Reproductive Performance of Female of Green Catfish (Hemibagrus nemurusBagridae). J Aquac Res Development 6:377. doi:10.4172/2155-9546.1000377.

    Boyd, C. E., & Pillai, V. K. (1985). Water quality management in aquaculture. CMFRI special Publication, 22:1-44.

    Cao Xuân Dũng (2010). Kết quả bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá ngạnh(Cranoglanis henrici Vaillant, 1893). Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Nha Trang

    Cui, K. & Zhao, H.H (2011). Cranoglanis bouderius. The IUCN Red List of Threatened Species 2011. http://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2011-2.RLTS.T166213A6191057.en.

    Hoàng Minh Tuyết và Lại Văn Hùng (2014). Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống trong nuôi thương phẩm cá chình hoa. Tạp chí Khoa học -Công nghệ thủy sản, Trường đại học Nha Trang, số 2: trang 207-211

    Kyoung-Duck Kim, Kang-Woong Kim, Bong-Joo Lee, Maeng Hyun Son, Hyon-Sob Han, and Jin Do Kim (2014). Dietary Protein Requirement for Young Far Eastern Catfish Silurus asotus. Fish Aquat Sci.,17(4):455-459.

    Mai Đình Yên (1978). Định loại các loài cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Nhà xuất bảnKhoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 339 tr.

    Nguyễn Đình Vinh, Ngô Thị Hồng Giang, Nguyễn Hữu Dực, Chu Chí Thiết (2015). Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ ương đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá ngạnhgiai đoạn cá hương lên cá giống tại NghệCranoglanis bouderius (Richardson, 1846). Tạp chí Khoa học -Công nghệ, Trường đại học Nha Trang, số 3: trang73-78

    Nguyễn Đức Tạo (2010). Nghiên cứu khu hệcá nhằm đề xuất các giải pháp bảo vệnguồn lợi cá ở ngã ba sông Hồng. Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Nguyễn Văn Hảo và NgôSỹ Vân (2001). Cá nước ngọt Việt Nam, tập II. Nhà xuất bảnNông nghiệp.

    Tạp chí thủy sản (2015). Tiềm năng phát triển nuôi cá ngạnh. http://thuysanvietnam.com.vn/tiem-nang-phat-trien-nuoi-ca-nganh-article-12127.tsvn. Trích dẫn 17/9/2018.