SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH GIUN ĐẦU GAI Pallisentisspp. TRÊN CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) BẰNG LEVAMISOLE VÀ PRAZIQUANTEL

Ngày nhận bài: 18-11-2020

Ngày duyệt đăng: 11-03-2021

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Hoài, T., Vững, Đoàn, Giang, N., & Vạn, K. (2024). SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH GIUN ĐẦU GAI Pallisentisspp. TRÊN CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) BẰNG LEVAMISOLE VÀ PRAZIQUANTEL. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(7), 894–900. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/857

SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH GIUN ĐẦU GAI Pallisentisspp. TRÊN CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) BẰNG LEVAMISOLE VÀ PRAZIQUANTEL

Trương Đình Hoài (*) 1, 2, 3 , Đoàn Văn Vững 3, 4 , Nguyễn Thị Hương Giang 5 , Kim Văn Vạn 3

  • 1 Khoa Chăn nuôi và NTTS
  • 2 Faculty of Animal Science and Aquaculture, Vietnam National University of Agriculture
  • 3 Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 4 Công ty VMC Việt Nam
  • 5 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Cá rô đồng, giun đầu gai, điều trị, levamisole, praziquantel

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này được thực hiện để tìm ra phác đồ điều trị hiệu quả giun đầu gai Pallisentiský sinh trong ruột cá rô đồng (Anabas testudineus). Cá bệnh được lấy ngẫu nhiên từ một ao nuôi đang bị bệnh, kiểm tra dấu hiệu lâm sàng và tổn thương của ruột cá, tính tỷ lệ và cường độ nhiễm, xác định hình dạng và kích thước giun. Thí nghiệm điều trị với các phác đồ sử dụng levamisole và praziquantel với liều lần lượt là 10 mg/kg cá và 25 mg/kg cá, cho ăn 3 ngày liên tục, kết hợp với việc điều trị viêm và xuất huyết đường tiêu hóa bằng kháng sinh florphenicol với liều 15 mg/kg cá trong 5 ngày. Kết quả kiểm tra cho thấy cá rô đồng nhiễm giun đầu gai với tỷ lệ cao (100%), cường độ nhiễm giun trung bình 45 giun/cá, ruột cá xuất huyết nghiêm trọng, một số thủng ruột. Cá bệnh được điều trị levamisole kết hợp florphenicol cho hiệu quả điều trị cao và triệt để nhất, 100% cá được điều trị không còn giun ký sinh, ruột phục hồi và cá trở lại bình thường sau điều trị.

    Tài liệu tham khảo

    Arthur J.R. & Bui Quang Te (2006). Checklish of the parasites of fishes of Vietnam. FAO Fisheries Technical Paper. 369(2).

    Boyd C.E., & Pillai V.K. (1985). Water quality management in aquaculture. CMFRI special Publication. 22: 1-44.

    Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng & Nguyễn Thị Muội (2004). Giáo trình Bệnh học Thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Dung T.T., Ngoc N.T.N., Thinh N.Q., Thy D.T.M., Tuan N.A., Shinn A. & Crumlish M. (2008). Common diseases of pangasius catfish farmed in Viet Nam. Global Aquaculture Advocate. 11(4): 77-78.

    Hà Ký & Bùi Quang Tề (2007). Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. 360tr.

    Hoai T.D. (2020). Reproductive strategies of parasitic flatworms (Platyhelminthes, Monogenea): the impact on parasite management in aquaculture. Aquaculture International.28(1): 421-447.

    Kim Văn Vạn, Nguyễn Văn Tuyến, Trương Đình Hoài & Ngô Thế Ân (2015). Thử nghiệm praziquantel và mebedazole điều trị sán lá đơn chủ và ấu trùng sán ký sinh trên cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) ở giai đoạn cá hương. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 13(2): 200-205.

    Nguyễn Thị Thu Hằng & Đặng Thị Hoàng Oanh (2015). Xác định thành phần giống loài ký sinh trùng trên cá lóc (Channa striata) giai đoạn giống đến nuôi thương phẩm. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 40 (1): 60-66.

    Nguyễn Văn Hà (2015). Cập nhật thành phần loài giun đầu gai (Acanthocephala) ký sinh ở động vật Việt Nam. Tạp chí Sinh học. 37(3): 384-394.

    Trần Minh Phú, Trần Lê Cẩm Tú & Trần Thị Thanh Hiền (2006). Thực nghiệm nuôi thâm canh cá rô đồng (Anabas testudineus) bằng thức ăn viên với các hàm lượng đạm khác nhau. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. tr. 104-109.

    Van K.V, Hoai T.D., Buchmann K., Dalgaard A. & Van Tho N. (2012). Efficacy of Praziquantel against Centrocestus form. Journal of Southern Agriculture. 43(4): 520-523.

    Williams J.C. & Broussard S.D. (1995). Comparative efficacy of levamisole, thiabendazole and fenbendazole against cattle gastrointestinal nematodes. Veterinary parasitology. 58(1-2): 83-90.