Mô hình hóa và dự đoán quá trình phát triển của nấm mốc nhằm mục đích đánh giá khả năng phát triển của các loại nấm mốc trên thực phẩm. Trong nhiều năm, các nghiên cứu đều tập trung vào mô hình hóa quá trình phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh trên thực phẩm. Nhưng gần đây vấn đề thực phẩm ô nhiễm bởi các loại nấm mốc đã rất được quan tâm, đặc biệt là một số loại nấm mốc có khả năng tổng hợp mycotoxin, chất độc đối với sức khỏe con người. Bài viết có mong muốn nêu lên khả năng sử dụng các mô hình nhằm dự đoán sự phát triển và nảy mầm của một số loại nấm mốc.
Crocin là một chất thuộc nhóm carotenoid được phát hiện nhiều trong cây dành dành. Nó không chỉ có khả năng tạo màu cho thực phẩm mà còn có nhiều tác dụng dược lý khác như cải thiện trí nhớ, chống co giật, chống trầm cảm, chống oxy hóa, kháng u... Nghiên cứu này nhằm tiến hành khảo sát phương pháp chiết tách crocin từ quả dành dành và độ bền của chất màu ở các điều kiện khác nhau. Hàm lượng carotenoid được xác định theo mô tả của Kotíková et al.(2011). Hàm lượng crocin được xác định bằng phương pháp đo quang phổ hấp thụ phân tử ở bước sóng 440 nm. Kết quả cho thấy dành dành là một loại nguyên liệu tiềm năng cung cấp lượng lớn crocin với hàm lượng lên tới 16,04mg/g với nguyên liệu tươi và 14,63mg/g với nguyên liệu khô. Hiệu suất chiết crocin đạt cao nhất với hệ dung môi ethanol:nước (40: 60, 50: 50, v/v). Tỷ lệ dung môi:nguyên liệu, điều kiện chiết tương ứng cho nguyên liệu tươi và khô lần lượt là 20 ml/g tại 40oC trong 45 phút; 25 ml/g tại 70oC trong 60 phút. Crocin bền với nhiệt độ dưới 100oC trong thời gian 140 phút. Bên cạnh đó, crocin còn khá bền trong điều kiện axit yếu, trung tính và kiềm.
Mở rộng thị trường tiêu thụ thực phẩm hữu cơ đang gặp nhiều thách thức tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Một trong những lí do chính là do nhận thức chưa đầy đủ về sản phẩm hữu cơ, xuất phát từ thiếu thông tin. Nghiên cứu này phân tích nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam đối với thực phẩm hữu cơ và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới sự nhận thức đó. Chúng tôi tiến hành điều tra 203 người tiêu dùng được lựa chọn ngẫu nhiên tại các siêu thị lớn ở thành phố Hà Nội. Bằng thống kê mô tả và áp dụng mô hình hồi quy ordered logit (ordered logistic regression), kết quả chỉ ra rằng chỉ có khoảng 10% số người tiêu dùng có nhận thức đầy đủ về thực phẩm hữu cơ, trong khi đó có tới 50% không hiểu đầy đủ hoặc nhầm lẫn về sản phẩm hữu cơ mặc dù đã từng nghe nói về nó. Còn lại khoảng 40% số người được phỏng vấn thì chưa từng biết và nghe đến về thực phẩm hữu cơ. Những yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức về thực phẩm hữu cơ bao gồm mức độ quan tâm về nguồn gốc/nhãn hiệu sản phẩm, đánh giá về mức độ an toàn thực phẩm, trình độ học vấn, tuổi và nghề nghiệp của người tiêu dùng.
Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn và nguyên nhân gây ô nhiễm thịt lợn trong quá trìnhphân phối tại tỉnh Lâm Đồng được khảo sát trên 31 chợ (tập trung và nhỏ lẻ) của ba địa phương đại diện (thành phố Bảo Lộc, huyện Lâm Hà và huyện Đức Trọng) thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn người bán thịt và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả cho thấy tỷ lệ mẫu thịt lợn được lấy tại chợ tập trung và chợ nhỏ lẻ bị nhiễm E. coliquá mức quy định lần lượt là 11,11% và 66,67%. Tỷ lệ mẫu thịt lợn được lấy từ chợ nhỏ lẻ bị nhiễm Salmonellalà 27,27%trong khi không phát hiện Salmonellatrong các mẫu thịt lấy từ chợ tập trung. Tỷ lệ mẫu nước sử dụng tại các chợ tập trung và chợ nhỏ lẻ bị nhiễm coliformsvượt ngưỡng cho phép lần lượt là 77,27% và 81,48%. Dụng cụ được sử dụng trực tiếp tại các quầy bán thịt (dao, thớt) đều không đạt yêu cầu vệ sinh về chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí và Enterobacteriaceae ở cả hai loại chợ. Tuy nhiên, thịt lợn tại các chợ này không chứa tồn dưchloramphenicol, tylosin, tetracycline, clenbuterol và salbutamol.
Bacteriocin là các peptide hoặc protein được tổng hợp từ riboxom của vi khuẩn, có khả năng ức chế các vi khuẩn liên quan chặt chẽ hoặc không liên quan với chủng vi khuẩn sản xuất. Với đặc tính có nguồn gốc tự nhiên, đa dạng lớn về cấu trúc, chức năng và bền nhiệt, bacteriocin trở thành một trong những vũ khí giúp chống lại vi sinh vật. Rất nhiều nghiên cứu sử dụng bacteriocin như một chất bảo quản an toàn, có nguồn gốc sinh học trong ngành công nghệ thực phẩm hay như một tác nhân phòng trừ sinh học trong nông nghiệp. Bacteriocin cũng được chứng minh là một hướng đi triển vọng trong liệu pháp trị bệnh nhiễm trùng và ung thư ở người, là ứng cử viên tiềm năng thay thế các chất kháng sinh để phòng trừ nhóm vi khuẩn đa kháng thuốc. Tuy nhiên,cho đến nay các nghiên cứu ứng dụng các bacteriocin chủ yếu trong điều kiện phòng thí nghiệm và tập trung vào nhóm bacteriocin do vi khuẩn Gram dương sản xuất. Trong bài viết này, chúng tôi tổng quát sự phân loại và hoạt tính kháng khuẩn của bacteriocin, đồng thời thảo luận các thành tựu và tiềm năng ứng dụng của bacteriocin trong bảo quản thực phẩm, trong lĩnh vực nông nghiệp và y tế. Kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp các thông tin tổng quát về bacteriocin, từ đó định hướng nghiên cứu ứng dụng bacteriocin ở Việt Nam.
Pituitary adenylate cyclase-activating polypeptide is abundantly expressed in different hypothalamic nuclei that centrally regulate appetite. We have also recently revealed that the neuropeptide pituitary adenylate cyclase-activating polypeptideincreased appetite in mice. To further elucidate the role of pituitary adenylate cyclase-activating polypeptideneurons, this study utilized a biochemical approach with designer receptors exclusively activated by designer drugssystem and examined the synaptic connectivity of neurons by synapsin expression vectors. We demonstrated that the selective activation or suppression of pituitary adenylate cyclase-activating polypeptideneurons by designer receptors exclusively activated by designer drugssystemin the ventromedial hypothalamus significantly increased or decreased food intake, respectively. In addition, this study indicated a connection between pituitary adenylate cyclase-activating polypeptideneurons in the ventromedial hypothalamuswith agouti-related peptideneurons in the Arc region. These results suggested that food intake in mice is triggered by the increase in pituitary adenylate cyclase-activating polypeptideexpression in the ventromedial hypothalamusvia modulation of agouti-related peptideexpression, pointing to Pituitary adenylate cyclase-activating polypeptideor agouti-related peptideinhibition as a clinically important therapeutic strategy against obesity in the future.
Nghiên cứu ước lượng khả năng sẵn sàng chấp nhận giá cho thịt lợn an toàn của người tiêu dùng trên địa bàn huyện Gia Lâm bằng việc so sánh vận dụng hai mô hình là Multinomimal logit regression (MNL) và order logit regression (OLR). Bằng phương pháp điều tra thuận tiện có phân nhóm, nghiên cứu khảo sát 90 người tiêu dùng trên địa bàn. Mức độ sẵn sàng chấp nhận giá thịt lợn an toàn trên địa bàn huyện Gia Lâm là đáng kể, tỉ lệ sẵn sàng chấp nhận giá cho thịt lợn an toàn chủ yếu là cao hơn 20% hoặc 30% so với thịt lợn thông thường. Cả hai mô hình MNL và OLR đều có ý nghĩa và phù hợp khi thực hiện dự báo nhưng mô hình MNL có mức độ chính xác cao hơn. Theo kết quả ước lượng của mô hình MNL, yếu tố tuổi, niềm tin với thực phẩm an toàn và ý thức với sức khỏe tác động tích cực tới xác suất chấp nhận giá ở cả 4 mức giá, trong khi yếu tố tuổi, giới tính, nghề nghiệp chỉ có tác động tích cực với xác suất chấp nhận giá ở mức giá cao.Kết quả dự báo mô hình OLR cho thấy tất cả các biến giới tính, tuổi, nghề, thu nhập, học vấn, niềm tin vào an toàn thực phẩm, ý thức về sức khỏe đều có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng tăng trưởng quần thể của luân trùng và khả năng dùng làm thức ăn trong giai đoạn đầu của cá tra (Pangasianodonhypophthalmus) bột. Ba loại luân trùng nước ngọt gồm Brachionus angularis, B. palavà B. calyciflorusđược tăng sinh và so sánh với 01 loại luân trùng nước lợ B. plicatisđược sử dụng cho ương cá tra bột tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Tiếp theo, 4 loài luân trùng này được sử dụng làm thức ăn cho cá tra bột trong vòng 03 ngày đầu, tiếp theo là Moina được sử dụng cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Mật độ luân trùng đạt cực đại (tăng 03 lần) vào ngày nuôi thứ 03 với B. pala và ngày 04 với B. calyciflorus. Trong khi đó B. angularisvà B. plicatilisđạt mật độ cực đại (tăng lên gấp 06 lần) vào ngày nuôi thứ 7 và 9. Kết quả thử nghiệm trên cá tra bột cho thấy, cá ăn bằng B. angulariscó tỷ lệ sống cao nhất (24,1%), thấp nhất ở cá cho ăn bằng B. calyciflorus. Khối lượng cá cho ăn B. angularislớn hơn có ý nghĩa so với cá cho ăn B. calyciflorus, nhưng sai biệt không có ý nghĩa so với cá cho ăn B. plicatilishoặc B. pala.TừkếtquảcủathínghiệmnàycóthểkhẳngđịnhrằngluântrùngB.angularislàloàitốiưuchoươngcátrabột.
Nghiên cứu được thực hiện trên nguyên liệu quả trứng gà (Lêkima) nhằm tạo ra bột thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin… đặc biệt là β-carotene ứng dụng trong thực phẩm và đồ uống góp phần làm tăng giá trị kinh tế của loại quả này và thay thế một phần bột màu trong sản xuất thực phẩm. Thịt quả trứng gàđược sấy đối lưu ở nhiệt độ 60°C trong thời gian 8 giờ,sau đó được nghiền mịn và đóng gói trong bao bì phức hợp 3 lớp. Sản phẩm thu được có hàm lượng vitamin C là 2,5 mg/100g chất khô, hàm lượng carotenoid tổng số là 1,33 mg/100g chất khô trong đó hàm lượng β-caroten là 0,3 mg/100g chất khô đồng thời đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng vệ sinh tại cáccơ sở giết mổ(CSGM) lợn của tỉnh Lâm Đồng. Tổng số 24CSGM thuộc 3 địa phương đại diện của tỉnh được chọn để điều tra. Nhận thức của người giết mổđược đánh giá thông qua phỏng vấn bằng bộ câu hỏi bán cấu trúc. Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của CSGMđược đánh giá thông qua việc phân tích mức độ nhiễm vi sinh trong mẫu bề mặt thân thịt lợn, nước và dụng cụgiết mổ.Kết quả cho thấy tỷ lệ CSGM được tập huấn quy trình giết mổcòn thấp (11,11% đối với CSGM nhỏ và 50% đối với CSGM vừa). Tất cả các CSGM đều thực hiện việc giết mổtrên sàn. Phần lớn công nhân giết mổkhông có nhận thức tốt hay thực hànhthỏa mãn yêu cầu vềvệ sinh cơ sở, vệ sinh cá nhân và vệ sinh thực phẩm.Hầu hết các mẫu dụng cụ giết mổkhông đạtyêu cầu về chỉ tiêu tổng vi khuẩn hiếu khí (TVKHK) và Enterobacteriaceae. Tỷ lệ mẫu nước sử dụng ở hai loại CSGM nhiễm Coliforms vượt mức cho phép tương đối cao. Tỷ lệ mẫu thịt được lấy tại các CSGM nhỏ và vừa bị nhiễm vi sinh vượt quá mức quy định tương ứng là 90,74% và 88,89% đối với chỉ tiêu TVKHK, 66,67% và 72,22% đối với chỉ tiêu E. coli, 5,56% và 27,78% đối với chỉ tiêu Salmonella. Như vậy, có thể kết luận rằng các CSGM lợn ở Lâm Đồng chưa đảm bảo được yêu cầu VSATTP và cần có các giải pháp phù hợp để cải thiện tình hình.
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01/2010 đến tháng 06/2012 trên 510 mẫu vật thuộc loài cá nâu - Scatophagus argus (Linaeus, 1776) thu thập tại các kênh rạch thuộc huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh để xác định một số đặc điểm sinh học - sinh thái cơ bản của chúng. Các tiêu chí phân tích gồm kích thước cá khai thác (120 mẫu), thành phần tuổi cá khai thác (30 mẫu), tỷ lệ đực/cái (120 mẫu), các đặc điểm về sinh sản (180 mẫu), thành phần thức ăn trong mẫu ruột (60 mẫu). Kết quả phân tích cho thấy kích thước cá khai thác trung bình 88,71 ± 24,10 mm; Tuổi cá khai thác thường nhỏ hơn 2+; Thời gian khai thác quanh năm; sức sinh sản tuyệt đối trung bình là 289.797 ± 9.387 trứng; Sức sinh sản tương đối trung bình của cá là 2772 ± 178 trứng/g cơ thể cái. Cá nâu là loài cá có thể sống trong môi trường nước ngọt, lợ và mặn. Cá nâu là loài cá ăn tạp, thức ăn tương đối đa dạng, bao gồm cả động vật, thực vật và cả mùn bã hữu cơ. Tuy nhiên, dựa trên tần suất gặp thức ăn trong ống tiêu hoá thì thức ăn động vật chiếm số lượng nhiều hơn.
Bún là nguyên liệu chính để chế biến “Bún Bò Huế”, đây là một món ăn đặc sản của Việt Nam có nguồn gốc từ thành phố Huế, trước đây là kinh đô của Việt Nam. Hương vị đặc trưng của sợi bún quyết định tới chất lượng bún sản phẩm. Để làm rõ những sự thay đổi này, đề tài nghiên cứu đã tiến hành chiết xuất cấu tử chính tạo nên mùi thơm 2 Acetyl- 1 Pyrroline từ lá dứa và sử dụng nó như là chất chuẩn để định tính và định lượng sự thay đổi này bao gồm cấu tử chính 2-AP và các cấu tử bay hơi khác trong gạo ngâm nước theo quy trình chế biến bún truyền thống. Kết quả chứng tỏ rằng cấu tử thơm 2-AP và những cấu tử bay hơi khác đã biến đổi một rất rõ rệt trong quá trình chế biến này. Trên cơ sở đó đưa ra khuyến cáo ngâm gạo trong 12 giờ quy trình chế biến bún.
Khuê tảo là sinh vật sơ cấp quan trọng của nhiều chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thủy sinh. Độ đa dạng loài khuê tảo cao là nhân tố quan trọng làm tăng sinh khối sơ cấp cho chuỗi thức ăn hệ sinh thái thủy sinh. Số lượng loài và mảnh vỏ khuê tảo nhiều cũng góp phần ổn định nền trầm tích theo thời gian. Nghiên cứu này so sánh đa dạng khuê tảo bám trong trầm tích ở rừng ngập mặn Cù Lao Dung giữa bốn kiểu sinh cảnh rừng trong hai mùa (khô và mưa) thông qua các chỉ số đa dạng như chỉ số phong phú Margalef, chỉ số đa dạng Shannon-Weiner, chỉ số ưu thế Simpson, chỉ số cân bằng Pielou và chỉ số hiếm gặp. Kết quả cho thấy,không chỉ mật độ mảnh vỏ khuê tảo bám mà các chỉ số đa dạng cũng có sự khác biệt quan trọng giữa bốn kiểu sinh cảnh rừng và theo mùa. Trong đó, chỉ số phong phú Margalef, chỉ số đa dạng Shannon-Weiner có sự khác biệt quan trọng giữa các kiểu sinh cảnh và hai mùa nhưng chỉ số ưu thế Simpson và chỉ số hiếm gặp chỉ có sự khác biệt quan trọng giữa các kiểu sinh cảnh rừng, chỉ số cân bằng Pielou chỉ khác biệt giữa hai mùa. Sinh cảnh Bần và hỗn giao Bần - Dừa nước có độ đa dạng cao hơn sinh cảnh bãi bùn và cây tái sinh.
Đô thị hóa là điều không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển. Thực tế trong những năm gần đây, đô thị hóa diễn ra ở Việt Nam với quy mô ngày càng lớn và tốc độ ngày càng nhanh. Điều đó đã khiến cho đất nông nghiệp bị thu hẹp, gây ảnh hưởng vừa tích cực vừa tiêu cực đến việc làm và sinh kế của người nông dân ven đô. Tuy nhiên, những ảnh hưởng tiêu cực như mất đất nông nghiệp, thiếu việc làm, mất an ninh lương thực thường được các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà nghiên cứu đề cập tới nhiều hơn. Theo nhiều nhà nghiên cứu việc duy trì và phát triển nông nghiệp ven đô sẽ phần nào hạn chế được những tác động tiêu cực của đô thị hóa. Bằng các phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế cũng như xã hội của các hộ dân ở thị trấn Trâu Quỳ. Về kinh tế, nông nghiệp góp phần làm đa dạng hóa nguồn thu nhập của hộ, bảo đảm an ninh lương thực, an toàn vệ sinh thực phẩm và tạo việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là những người không có điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp như không có vốn, trình độ chuyên môn và tay nghề thấp, người đã quá tuổi tuyển dụng vào các nhà máy công nghiệp và phụ nữ. Về xã hội, an ninh tài sản đất, an ninh sinh kế và gìn giữ các mối quan hệ cộng đồng truyền thống được xem là vai trò xã hội không nhỏ của nông nghiệp ngoại thành.
Rượu vang sim rừng Măng Đen (vang đỏ) được lên men từ trái sim chín tím đỏ với nấm men phân lập và thuần chủng. Ảnh hưởng của dòng nấm men, nhiệt độ lên men và pH đến chất lượng rượu vang sim đã được nghiên cứu. Quá trình lên men ở nhiệt độ phòng (28±2oC) sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae được phân lập, tuyển chọn từ nước thốt nốt và nước khóm so sánh với nấm men thương mại (mật số nấm men dao dộng trong khoảng 104107 tế bào/ml). Dịch lên men được điều chỉnh ở 5 mức độ pH khác nhau (3,44,2). Ảnh hưởng của nhiệt độ (20 và 28±2°C) đến quá trình lên men cũng được nghiên cứu. Các phân tích hóa học trên rượu vang thành phẩm đã được thực hiện.Dòng nấm men thuần chủng phân lập từ nước thốt nốt thể hiện khả năng sinh ethanol vượt trội so với các dòng nấm men khác (nấm men phân lập từ nước khóm và nấm thương mại) khi lên men ở nhiệt độ 28±2°C, pH 3,6 và mật số nấm men 106 tế bào/ml (với nồng độ ethanol thu được từ 11,85 và 12,35%v/v). Hàm lượng ethanol thu được cao hơn khi lên men ở nhiệt độ thấp. Ở 20±2°C, nấm men S. cerevisiae thể hiện khả năng lên men tốt hơn trong nước sim và nồng độ ethanol thu được tối đa (13,43% v/v). Các chỉ tiêu hóa học của rượu vang như hàm lượng methanol và SO2 đạt yêu cầu Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 6-3 2010/BYT). Ngoài ra, hàm lượng acid tổng số, ester và aldehyde trong rượu cũng ở mức thấp.
Chế biến mứt đông là một trong các biện pháp bảo tồn chất lượng của trái cây. Hầu hết trái cây nhiệt đới có thể được chế biến và bảo quản nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch với các hoạt động ở quy mô nhỏ. Tiềm năng của loại trái cây bổ dưỡng như mít (Artocarpus heterophyllus) vẫn chưa được khai thác triệt để. Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của pectin (nồng độ 0,7-0,9%) và gum arabic (nồng độ 0,9-1,1%); áp suất chân không (450-650 mmHg) và thời gian giữ nhiệt (2,5-4 phút) đến tiến trình chế biến và chất lượng mứt đông. Sữa chua hương vị trái cây dạng khuấy và dạng lớp (FOB) được thực hiện bằng cách bổ sung mứt đông mít ở các tỷ lệ khác nhau (5-20%). Trong sản phẩm này, công nghệ chân không đã chứng minh ưu điểm vượt trội cho tiến trình chế biến để có được mứt đông mang các đặc tính lý hóa tốt về hoạt độ nước, độ Brix và độ nhớt phù hợp để bổ sung vào sữa chua. Phân tích sản phẩm cho thấy hàm lượng vitamin C của mứt khoảng 0,45 mg%, pH 3,9-4 và 53-54oBrix. Các đánh giá cảm quan thực hiện để so sánh các sản phẩm cho thấy mứt đông được chế biến ở điều kiện áp suất chân không cao cho giá trị cảm quan cao về màu sắc, độ sáng, cấu trúc và hương vị. Kết quả cũng cho thấy ứng dụng chân không trong công nghệ nấu mứt đã hạn chế sự biến đổi về màu sắc và tăng khả năng đồng nhất của sản phẩm. Đây cũng là đặc điểm được người tiêu dùng quan tâm và thỏa mãn các tính chất lý hóa của sản phẩm mứt đông bổ sung vào sữa chua trái cây. Sản phẩm đảm bảo an toàn và ổn định trong thời gian lưu trữ. Bổ sung 15% mứt đông mít vào sữa chua dạng khuấy và dạng lớp (FOB) đã cung cấp được các sản phẩm yaourt trái cây có hương thơm mạnh, vị hài hòa, cấu trúc tốt và hạn chế tình trạng tách nước trong sản phẩm theo thời gian tồn trữ.
Salmonella là một trong những loại vi khuẩn phổ biến gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Thịt lợn là một trong số các sản phẩm có nguy cơ cao nhiễm Salmonella. Trong nghiên cứu này, 96 mẫu thịt lợn được thu thập tại một số chợ trên địa bàn huyện Gia Lâmcó tỷ lệ nhiễm Salmonella là 34,4%. Bên cạnh đó, khi kết hợp với điều traviệc thực hiện công tác vệ sinh tại các quầy bán thịt lợn, chúng tôi nhận thấy các yếu tố như sử dụng bàn gỗ, không có dụng cụ xua côn trùng, không được kiểm soát giết mổ và kiến thức hạn chế về vệ sinh an toàn thực phẩm của người bán đều là những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ nhiễm Salmonella trên thân thịt. Kết quả nghiên cứu này có thể làm cơ sở xác định các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ sấy trong phương pháp sấy khí nóng lên chất lượng của khoai nghệ vàng bao gồm thông số màu và chất lượng cảm quan màu. Thí nghiệm sấy được tiến hành ở bốn mức nhiệt độ gồm 40, 50, 60, 70 và 80oC. Thông số màu Hunter gồm 3 giá trị L, a, bđược sử dụng để xác định màu của khoai nghệ vàng lát trong quá trình sấy. Các giá trị này cũng được sử đụng để tính toán giá trị sự thay đổi màu tổng thể (E), Chroma, Hue angle và chỉ số nâu hóa (Browning index). Phép thử cảm quan thị hiếu trên 80 người được sử dụng để đánh giá chất lượng cảm quan màu của 5 mẫu khoai nghệ vàng sấy. Phương trình hồi quy tương quan được sử dụng để xác định mối tương quan giữa điểm cảm quan thị hiếu màu và các giá trị màu của mẫu sấy, trong đó giá trị Lvà blàm giảm giá trị cảm quan, còn giá trị agóp phần làm tăng giá trị cảm quan màu sắc của sản phẩm. Mô hình động học bậc 0 (zero-order) phù hợp nhất để dự báo sự biến đổi màu sắc trong quá trình sấy khoai nghệ vàng ở nhiệt độ sấy 70oC.
Nghiên cứu này khảo sát các điều kiện của quá trình tách chiết (tỉ lệ enzyme, thời gian, nhiệt độ chiết) các hợp chất từ dịch chiết của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) và Vân chi (Trametes versicolor) để sản xuất trà từ nấm và hoa bằng enzyme cellulase qua quá trình thủy phân. Qua đó đề xuất quy trình sản xuất nước uống từ các loại nấm này, kết hợp với hoa Cúc chi (Chrysanthemum indicum) và cỏ ngọt (Stevia rebaudiana). Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với nấm Vân chi khi sử dụng 3% enzyme cellulase trong thời gian 15 phút ở nhiệt độ 70C cho hiệu quả chiết cao nhất với độ Brix tương ứng là 1,13 ± 0,06. Đối với nấm Linh chi, điều kiện này là 4% enzyme cellulase, 25 phút và 70C với độ Brix tương ứng là 1,17 ± 0,06. Sản phẩm nước uống với sự phối trộn của nấm Linh chi và Vân chi, hoa Cúc chi, và cỏ ngọt theo tỉ lệ tương ứng 25%: 50%: 20%: 5% (của nguyên liệu thô ban đầu) cho kết quả đánh giá cảm quan đạt chất lượng “khá” theo TCVN 3215-79. Sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn cho phép về vệ sinh an toàn thực phẩm theo QCVN 8-2/2011- BYT đối với kim loại nặng và QĐ 46/2007/QĐ-BYT về ô nhiễm sinh học và hóa học.
The study was conducted on hybrid male chickensF1(♂Dong Tao x ♀Luong Phuong) from 7 to 13 weeksof ageto evaluate the effectsof cinnamon powder supplementation on the growth performanceof broilersand the biochemical and physiological parameters of chicken blood. A total of 90 chickenswererandomly divided into threegroups of 30 chickensper group.From 7 weeks of age, chickens of group1(control group) had no supplementalcinnamon powder, group 2(CT1) had2.0grams of supplemental cinnamon powder/kg feed,and group 3(CT2) had2.5 grams of supplemental cinnamon powder/kg feed.The growth performance and meat yield of the two groupseating dietssupplemented with cinnamon powder were greaterthan the control group (p<0.01).The total cholesterolandlow density lipoprotein cholesterol (LDL-cholesterol) inthetwotreatmentgroups(CT1 andCT2)were lower thanthosein the control group (P <0.05),whilethehigh density lipoprotein cholesterol (HDL-cholesterol)valuesof the CT1 and CT2 groups were higher than that in the control group (P <0.05).The aspartate aminotransferase(AST) and alanine transaminase(ALT)valuesin the twotreatmentgroups (CT1 and CT2)were lower than thosein the control group (P <0.05). The leukocyte, lymphocyte, and monocyte levels in the chicken blood in the CT1 and CT2groupswerelower than thosein the control group (P <0.05).Chickens receiving the CT1 diet had a lowercost of production per 1 kg of chicken as compared to the controland CT2 groups.
Nông nghiệp đô thị đóng góp vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia, góp phần quan trọng trong việc đạt được an ninh lương thực toàn cầu. Nông nghiệp đô thị không chỉ cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống tại chỗ và tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư đô thị mà còn góp phần tạo cảnh quan, giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện sức khỏe cộng đồng đô thị. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu tổng quan một số lý luận và thực tiễn quốc tế về phát triển nông nghiệp đô thị. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định phát triển nông nghiệp đô thị là tất yếu. Phát triển nông nghiệp đô thị luôn gặp những khó khăn và thách thức trong tiếp cận nguồn lực, quy hoạch, thực hiện và cơ chế giám sát hiệu quả, dẫn đến những tác động tiêu cực tới sức khỏe, năng suất, môi trường và khả năng tiếp cận thị trường. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Việt Nam.
Vi khuẩn lactic đóng vai trò quan trọng trong sản xuất thực phẩm lên men. Mục đích của nghiên cứu là phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn lactic từ sản phẩm lên men để ứng dụng trong sản xuất đồ uống probiotic từ gừng. Kết quả phân lập trên môi trường MRS được 46 chủng vi khuẩn với kích thước 1-1,5mm, khuẩn lạc tròn, bóng, màu trắng đục hoặc trắng sữa, mô nổi. Sáu chủng được sơ tuyển dựa trên đặc điểm Gram dương, catalase âm và đặc điểm hình thái tế bào hình que hoặc hình cầu. Định danh bằng phương pháp khối phổ MALDI-TOF xác định được các chủng trên thuộc 4 loài Enterococcus faecium, Enterococcus casseliflavus, Lactobacillus fermentum và Lactobacillus plantarum. Thử nghiệm hoạt tính probiotic, tuyển chọn được chủng L. plantarumSM1.3 có khả chịu được pH 1,0-3,0, chịu muối mật 0,3% tốt, có khả năng sinh enzyme amylase, protease, cellulase và kháng hai chủng vi sinh vật kiểm định E. colivà Salmonella sp. Kết quả giải trình tự gen cho thấy chủng SM1.2 thuộc loài Limosilactobacillus fermentumvà chủng SM1.3 thuộc loài Lactiplantibacillus plantarum.Bước đầu sử dụng chủng vi khuẩn L. plantarum SM 1.3 cho sản xuất đồ uống probiotic từ gừng thu được sản phẩm có chất lượng cảm quan xếp loại tốt, mật độ vi khuẩn L. plantarum SM1.3 đạt yêu cầu đối với sản phẩm lên men sau 5 ngày bảo quản ở điều kiện 4C.
Thí nghiệm nuôi vỗ, kích thích sinh sản và ấp trứng cá Măng (Elopichthys bambusaRichardson, 1844) bằng các loại thức ăn, liều lượng kích dục tố, dụng cụ ấp khác nhau được thực hiện từ tháng 12/2019 - 8/2020 tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định được loại thức ăn phù hợp trong nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ; liều lượng kích dục tố và dụng cụ ấp trứng tối ưu sử dụng trong sản xuất giống cá Măng. Kết quả chỉ ra rằng việc sử dụng thức ăn là cá Mè cắt nhỏ để nuôi vỗ cá Măng bố mẹ trong ao cho tỉ lệ cá bố mẹ thành thục cao hơn so với việc sử dụng thức ăn pha chế gồm 50% cá Mè + 50% thức ăn viên hỗn hợp và sử dụng 100% thức ăn viên hỗn hợp 40% độ đạm. Sử dụng liều tiêm kích dục tố 60µg LRH-A + 10mg DOM/kg cá cái cho tỉ lệ rụng trứng cao nhất với thời gian hiệu ứng của kích dục tố từ 5-6 giờ ở nhiệt độ 27-31°C. Sử dụng bình weis để ấp trứng cá Măng cho tỉ lệ nở (84,4%) và tỉ lệ sống sau 13 ngày (56,7%) là cao hơn so với trứng ấp bằng khay ấp (tỉ lệ nở 68,7%, tỉ lệ sống 45,7%).
Nghiên cứu này ứng dụng mô hình CLUMondo để mô phỏngbiến động sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 tại vùng ven biển tỉnh Nam Định. Nguyên lý mô phỏngdựa vào mối tương quan giữa xác suất thay đổi sử dụng đất và các yếu tố phù hợp về vị trí trong sử dụng đất đai. Kiểm chứng kết quả mô hình được thực hiện bằng thống kê ROC và hệ số Kappa. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 theo kịch bản 1 (baseline) có diện tích lúa giảm xuống và diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên. Xu thế xảy ra cũng tương tự ở kịch bản 2 (theo quy hoạch) nhưng diện tích lúa giảm nhiều hơn. Ngoài ra, ở cả hai kịch bản đều xảy ra tình trạng tăng diện tích trồng màu và cây lâu năm. Với giả thiết theo kịch bản 2, khu nuôi trồng thủy sản nước ngọt có xu thế tiếp tục mở rộng vào vùng đất trồng lúa, trong khi đó một phần diện tích thủy sản nước lợ xen kẽ các bãi bồi ven biển phải chuyển sang đất lâm nghiệp. Vì vậy, khithực hiện quy hoạch cũng cần chuẩn bị sẵn các giải pháp cân đối không gian duy trì diện tích sản xuất lương thực và nuôi trồng thủy sản để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững cho địa phương.
Ngo Thi Thuong, Tran Thi Thuy Dung, Chu Thi Thanh, Nguyen Thi Hong Hanh, Le Thi Thu Huong
Ngày nhận bài: 02-03-2020 / Ngày duyệt đăng: 04-03-2021