NGHIÊN CỨU NUÔI VỖ VÀ SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ MĂNG (Elopichthys bambusaRichardson, 1844)

Ngày nhận bài: 25-03-2021

Ngày duyệt đăng: 22-06-2021

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Sơn, N., Bình, V., & Lụa, Đặng. (2024). NGHIÊN CỨU NUÔI VỖ VÀ SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ MĂNG (Elopichthys bambusaRichardson, 1844). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(9), 1143–1149. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/874

NGHIÊN CỨU NUÔI VỖ VÀ SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ MĂNG (Elopichthys bambusaRichardson, 1844)

Nguyễn Hải Sơn (*) 1 , Võ Văn Bình 1 , Đặng Thị Lụa 1

  • 1 Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I
  • Từ khóa

    Cắ Măng, nuôi vỗ thành thục, kích dục tố, ấp nở

    Tóm tắt


    Thí nghiệm nuôi vỗ, kích thích sinh sản và ấp trứng cá Măng (Elopichthys bambusaRichardson, 1844) bằng các loại thức ăn, liều lượng kích dục tố, dụng cụ ấp khác nhau được thực hiện từ tháng 12/2019 - 8/2020 tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định được loại thức ăn phù hợp trong nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ; liều lượng kích dục tố và dụng cụ ấp trứng tối ưu sử dụng trong sản xuất giống cá Măng. Kết quả chỉ ra rằng việc sử dụng thức ăn là cá Mè cắt nhỏ để nuôi vỗ cá Măng bố mẹ trong ao cho tỉ lệ cá bố mẹ thành thục cao hơn so với việc sử dụng thức ăn pha chế gồm 50% cá Mè + 50% thức ăn viên hỗn hợp và sử dụng 100% thức ăn viên hỗn hợp 40% độ đạm. Sử dụng liều tiêm kích dục tố 60µg LRH-A + 10mg DOM/kg cá cái cho tỉ lệ rụng trứng cao nhất với thời gian hiệu ứng của kích dục tố từ 5-6 giờ ở nhiệt độ 27-31°C. Sử dụng bình weis để ấp trứng cá Măng cho tỉ lệ nở (84,4%) và tỉ lệ sống sau 13 ngày (56,7%) là cao hơn so với trứng ấp bằng khay ấp (tỉ lệ nở 68,7%, tỉ lệ sống 45,7%).

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2007). Sách đỏ Việt Nam, phần động vật (Red data book of Vietnam). Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.

    Đinh Văn Trung (2005). Nghiên cứu đăc điểm sinh học sinh sản cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus). Luận văn Tiến sỹ. Học viện Công nghệ châu Á (AIT).

    International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (2021). IUCN Annual Report 2012.

    Liang Zhixin, Yi Bolu & Yu Zhitang (1984). The reproductive habitat and embryonic development of Elopichthys Bambusa in Changjiang River. ACTA Hydrobiologica Sinica. 8(4): 389-403.

    Mai Văn Nguyễn, Võ Văn Bình & Nguyễn Anh Hiếu (2013). Bước đầu nghiên cứu nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản nhân tạo cá chầy đất (Spinibarbus hollandi Oshima, 1919). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.10: 84-88.

    Nguyễn Anh Hiếu, Trần Ngọc Thư & Nguyễn Hữu Ninh (2008). Nghiên cứu nuôi vỗ thành thục và sản xuất giống cá Chiên (Bargarius rutilusNg & Kottelat 2000). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 8: 48-51.

    Nguyễn Văn Chung, Lê Ngọc Khánh, Võ Văn Bình & Nguyễn Hải Sơn (2017). Ảnh hưởng của nhiệt độ và liều tiêm HCG đến sinh sản cá nheo Mỹ Ictalurus punctatus(Rafinesque, 1818). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.12: 104-108.

    Phạm Báu, Nguyễn Đức Tuân, Bùi Đình Đặng & Nguyễn Công Thắng (2000). Điều tra nghiên cứu hiện trạng và bảo vệ phục hồi một số loài cá hoang dã, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng. Báo cáo tổng kết đề tài - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I.

    Võ Văn Bình & Nguyễn Hải Sơn (2019). Báo cáo sơ bộ kết quả nuôi vỗ và kích thích sinh sản cá Măng. Báo cáo chuyên đề dự án: Sản xuất thử nghiệm giống và nuôi thương phẩm nguồn gen cá Măng Elopichthys bambusa(Richardson, 1844).Bộ Khoa học và Công nghệ.

    Võ Văn Bình, Phạm Văn Phong, Nguyễn Quang Huy & Nguyễn Hải Sơn (2017). Nghiên cứu thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá Măng (Elopichthys bambusaRichardson, 1844). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 18: 124-128.