MÔ PHỎNG BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH BẰNG MÔ HÌNH CLUMONDO

Ngày nhận bài: 04-06-2021

Ngày duyệt đăng: 06-07-2021

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Hoa, N., Ân, N., & Giang, L. (2024). MÔ PHỎNG BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH BẰNG MÔ HÌNH CLUMONDO. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(8), 1049–1062. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/872

MÔ PHỎNG BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH BẰNG MÔ HÌNH CLUMONDO

Nguyễn Thị Phương Hoa (*) 1 , Ngô Thế Ân 2 , Lê Thị Giang 2

  • 1 Cục Viễn thám quốc gia
  • 2 Khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Biến động sử dụng đất, mô hình Clumondo, GIS, mô phỏng sử dụng đất, vùng ven biển, Nam Định

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này ứng dụng mô hình CLUMondo để mô phỏngbiến động sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 tại vùng ven biển tỉnh Nam Định. Nguyên lý mô phỏngdựa vào mối tương quan giữa xác suất thay đổi sử dụng đất và các yếu tố phù hợp về vị trí trong sử dụng đất đai. Kiểm chứng kết quả mô hình được thực hiện bằng thống kê ROC và hệ số Kappa. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 theo kịch bản 1 (baseline) có diện tích lúa giảm xuống và diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên. Xu thế xảy ra cũng tương tự ở kịch bản 2 (theo quy hoạch) nhưng diện tích lúa giảm nhiều hơn. Ngoài ra, ở cả hai kịch bản đều xảy ra tình trạng tăng diện tích trồng màu và cây lâu năm. Với giả thiết theo kịch bản 2, khu nuôi trồng thủy sản nước ngọt có xu thế tiếp tục mở rộng vào vùng đất trồng lúa, trong khi đó một phần diện tích thủy sản nước lợ xen kẽ các bãi bồi ven biển phải chuyển sang đất lâm nghiệp. Vì vậy, khithực hiện quy hoạch cũng cần chuẩn bị sẵn các giải pháp cân đối không gian duy trì diện tích sản xuất lương thực và nuôi trồng thủy sản để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững cho địa phương.

    Tài liệu tham khảo

    Arunyawat S. & Shrestha R.P. (2018). Simulating future land use and ecosystem services in Northern Thailand. Journal of Land Use Science.13(1-2): 146-165. Doi:10.1080/1747423X.2018.1496157.

    Beck J.R. & Shultz E. (1986). The use of relative operating characteristic (ROC) curves in test performance evaluation. Arch Pathol Lab Med. 110: 13-20. ISSN: 0003-9985.

    Bousquet F. & Le Page C. (2004). Multi-agent simulations and ecosystem management: a review. Ecological Modelling.176(3): 313-332. https://doi.org/10.1016/j.ecolmodel.2004.01.011.

    Couclelis H. (2005). “Where has the Future Gone?” Rethinking the Role of Integrated Land-Use Models in Spatial Planning. Environment and Planning A: Economy and Space.37(8): 1353-1371. Doi:10.1068/a3785.

    Fawcett T. (2004). ROC Graphs: Notes and Practical Considerations for Researchers. Palo Alto.

    Jensen J.R. & Lulla K. (1987). Introductory digital image processing: A remote sensing perspective. Geocarto International.2(1): 65-65. Doi:10.1080/10106048709354084.

    Jensen R.J. (1995). Introductory Digital Image Processing -A remote sensing perspective.Prentice Hall. New Jersey.

    Landis J.R. & Koch G.G. (1977). The measurement of observer agreement for categorical data. Biometrics.33(1): 159-74.

    Nguyễn Thị Phương Hoa, Ngô Thế Ân & Lê Thị Giang (2020a). Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam Định. Tạp chí Khoa học Đất.60: 82-87.

    Nguyễn Thị Phương Hoa, Ngô Thế Ân & Lê Thị Giang (2020b). Xác định biến động sử dụng đất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2005 - 2019 bằng công nghệ viễn thám và GIS. Tạp chí Khoa học Đất.58: 110-116.

    Ornetsmüller C., Verburg P.H. & Heinimann A. (2016). Scenarios of land system change in the Lao PDR: Transitions in response to alternative demands on goods and services provided by the land. Applied Geography.75: 1-11. https://doi.org/10.1016/j.apgeog.2016.07.010.

    UBND tỉnh Nam Định (2020). Quyết định 1730/QĐ-UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

    van Asselen S. & Verburg P.H. (2013). Land cover change or land-use intensification: simulating land system change with a global-scale land change model. Global Change Biology.19: 3648. Doi:10.1111/gcb.12331.

    Verburg P.H., Overmars K.P., Huigen M.G.A., de Groot W.T. & Veldkamp A. (2006). Analysis of the effects of land use change on protected areas in the Philippines. Applied Geography.26(2): 153-173. https://doi.org/10.1016/j.apgeog.2005.11.005.

    Verburg P.H. & Veldkamp A. (2004). Projecting land use transitions at forest fringes in the Philippines at two spatial scales. Landscape Ecology.19(1): 77-98. Doi:10.1023/B:LAND.0000018370.57457.58.