Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là so sánh ảnh hưởng của bón N, P, K và bã bùn mía đến sinh trưởng và hấp thu N, P, K của cây mía giữa mía tơ và mía gốc trên đất phù sa. Thí nghiệm hainhân tố bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiênvới 4 lần lặp lại trên diện tích mỗi lô thí nghiệm (ô nhỏ) là 79,2m2được thực hiện tại Long Mỹ - Hậu Giang. Trong đó, nhân tố A là bón khuyếtlần lượt N, P và K gồm (K1: N, P, K;K2: N, P;K3: N, K và K4: P, K), nhân tố B là bã bùn mía gồm (B1: 10 và B2: 0 tấn ha-1). Sự tổ hợp này gồm tám nghiệm thức của phân khoáng và bã bùn mía (K1B1: bón phân đạm, lân, kali và 10 tấn ha-1, K2B1: bón phân đạm, lân và 10 tấn ha-1, K3B1: bón phân đạm, kali và 10 tấn ha-1, K4B1: bón phân lân, kali và 10 tấn ha-1, K1B2: bón phân đạm, lân và kali, K2B2: bón phân đạm và lân, K3B2: bón phân đạm và kali và K4B2: bón phân lân và kali).Kết quả cho thấy không bón một trong những nguyên tố N, P, K đã làm giảm sinh trưởng và hấp thu N, P, K không chỉ ở vụ gốc mà ở vụ tơ. Năng suất vụ mía gốc giảm đến 25 tấn ha-1so với mía tơ ở công thức bón đầy đủ N, P, K. Hấp thu N, P, K ở vụ mía gốc thấp hơn vụ mía tơ, trong đó lượng hấp thu lân giảm lớn nhất. Bón bã bùn mía làm tăng hấp thu N, P, K so không bón ở vụ mía gốc, nhưng chỉ làm gia tăng hấp thu lân ở vụ mía tơ. Bón bã bùn mía làm tăng năng suất của cả hai vụ. Bón bã bùn mía tăng năng suất, hấp thu N và K nhiều hơn ở vụ mía gốc so với vụ mía tơ.