Ngày nhận bài: 14-12-2016
Ngày duyệt đăng: 22-03-2017
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG CÀ GAI LEO TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI
Từ khóa
Cà gai leo, đặc điểm thực vật, giá thể, mật độ, thời vụ
Tóm tắt
Cà gai leo (Solanum procumbensLour.) là cây thuốc quý của Việt Nam, có tác dụng giải độc gan tốt nhất hiện nay. Nghiên cứu của chúng tôi góp phần hoàn thiện dữ liệu khoa học về đặc điểm thực vật học của cà gai leo cho danh lục các loài thực vật ở Việt Nam, làm cơ sở nhận biết cho người thu mẫu đồng thời cũng đưa ra biện pháp kỹ thuật trồng cà gai leo tại Gia Lâm, Hà Nội. Nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy: cà gai leo sinh trưởng tốt nhất vào vụ xuân - hè tại Gia Lâm, Hà Nội, giá thể trồng phù hợp là đất phù sa: mùn vỏ keo (1: 1), khoảng cách trồng 0,25 x 0,25 m, nhân giống bằng giâm cành bánh tẻ đáp ứng được nhu cầu tạo cây giống nhanh, số lượng lớn, vào mọi thời điểm trong năm.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Bá (2010). Hình thái học thực vật. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr. 14-21.
Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2006). Cây thuốc và Động vật làm thuốc. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tập I, tr. 293-296.
Trương Thị Đẹp, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Thu Ngân, Liêu Hồ Mỹ Trang (2010). Thực vật dược. Nhà xuất bản giáo dục, tr. 275-276.
Trịnh Thị Xuân Hòa (1999). Một số đặc điểm lâm sàng, siêu cấu trúc gan và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân viêm gan virus B mạn hoạt động bằng thuốc Haina. Luận án tiến sĩ y học. Học viện quân y, 130 tr.
Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản trẻ, tập II, tr. 760.
Trần Công Khánh (1981). Giáo trình thực tập hình thái giải phẫu thực vật. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, tr. 19-34.
Nguyen Hoang Loc, Huynh Van Kiet (2011). Micropropagation of Solanum hainanense Hance. Annals of Biological Research, 2(2): 394-398.
Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản y học, tr. 546.
Esau K. (1977). Anatomy of seed plants, 2nd Edition. John Wiley & Sons, Inc, pp. 215-253.
Nguyễn Phúc Thái (1998). Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng tổn thương gan do tiếp xúc nghề nghiệp với trinitrotoluen (TNT) và thăm dò tác dụng bảo vệ gan của Cà gai leo trên thực nghiệm. Luận án tiến sĩ y học. Học viện quân y, 139 tr.
Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Các phương pháp nghiên cứu Thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 171 tr.
Nguyễn Thị Bích Thu (2002). Nghiên cứu cây Cà gai leo (Solanum procumbens Lour. Solanaceae) làm thuốc chống viêm gan và ức chế xơ gan. Luận án tiến sĩ dược học. Viện Dược liệu, 145 tr.