ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THAM GIA LIÊN KẾT TRONG TIÊU THỤ NGÔ CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở SƠN LA

Ngày nhận bài: 22-02-2017

Ngày duyệt đăng: 06-05-2017

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Học, N., Trung, T., & Hòa, B. (2024). ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THAM GIA LIÊN KẾT TRONG TIÊU THỤ NGÔ CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở SƠN LA. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(4), 429–436. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/373

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THAM GIA LIÊN KẾT TRONG TIÊU THỤ NGÔ CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở SƠN LA

Nguyễn Đăng Học (*) 1 , Trần Quang Trung 1 , Bùi Thị Khánh Hòa 2

  • 1 Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Liên kết, tiêu thụ ngô, khả năng, các yếu tố ảnh hưởng

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng liên kết trong tiêu thụ ngô ở Sơn La và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia liên kết trong tiêu thụ của các hộ trồng ngô. Chúng tôi điều tra 536 hộ nông dân trồng ngô và 26 cán bộ quản lý và chuyên trách địa phương ở các huyện Vân Hồ, Mộc Châu và Mai Sơn thuộc tỉnh Sơn La bằng phương pháp điều tra trực tiếp thông qua bảng hỏi có cấu trúc kết hợp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA). Kiểm định T-Test và Chi-Bình phương được sử dụng để kiểm định sự khác nhau về đặc điểm giữa các nhóm hộ có tham gia liên kết và không tham gia liên kết. Phân tích hồi quy Probit được sử dụng để phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng tham gia liên kết trong tiêu thụ của các hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự liên kết giữa hộ sản xuất với người thu gom, thương lái, các đại lý hay người chăn nuôi trong tiêu thụ ngô ở Sơn La chỉ dừng ở mức thỏa thuận miệng. Các hộ tham gia liên kết có thu nhập cao hơn các hộ không tham gia. Các nhân tố trình độ học vấn, địa vị xã hội, nhóm dân tộc và quy mô sản xuất ngô có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tham gia liên kết của các hộ trồng ngô, trong đó quy mô sản xuất có ảnh hưởng lớn nhất. Các yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tham gia liên kết của các hộ đó là số nhân khẩu của hộ và hoạt động chế biến.

    Tài liệu tham khảo

    Cục thống kê tỉnh Sơn La (2016). Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2015. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

    Trần Đình Thao và Nguyễn Tuấn Sơn (2003). Sản xuất và tiêu thụ ngô ở Sơn La. http://www.cares.org.vn/ webplus/attachments/16eeae3f12d61749438b9763086b92b3-11.pdf, Truy cập 10 tháng 5 năm 2016.

    Đỗ Văn Ngọc (2015). Phát triển sản xuất ngô hàng hóa gắn với bảo vệ môi trường ở vùng núi Tây Bắc - Việt Nam, Luận án tiến sĩ ngành Kinh tế phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

    Trần Quang Trung, Lê Thị Minh Châu, Đỗ Quang Giám, Bùi Bằng Đoàn, Bùi Thị Mai Linh, Nguyễn Quốc Oánh, Lê Thị Thanh Hảo, Trần Nguyễn Thị Yến, Phạm Kim Đăng (2016). Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết trong sử dụng ngô làm thức ăn chăn nuôi, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La.