Ngày nhận bài: 23-06-2020 / Ngày duyệt đăng: 29-09-2020
Nấm Trichodermađược đánh giá là chi nấm có tiềm năng trong việc tạo chế phẩm sinh học do chúng an toàn và có khả năng đối kháng mạnh với nhiều loài nấm bệnh. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng kháng nấm P. digitatumcủa dịch nuôi nấm Trichodermanhằm tìm kiếm các chủng nấm có tiềm năng ứng dụng vào sản xuất chế phẩm sinh học kháng nấm P. digitatumgây thối quả cam. Trong nghiên cứu này, 20 mẫunấm Trichoderma(Tr.HG1 - Tr.HG20) đã được phân lập từ đất trồng cam tại tỉnh Hà Giang, trong đó có 2 mẫunấm là Tr.HG6 và Tr.HG11 được đánh giá là có khả năng kháng mạnh với nấm P.digitatumgây thối quả cam(đường kính vòng kháng nấm tương ứng là 64,0 ± 1,0 và 45,3 ± 1,5mm). Dựa trên đặc điểm hình thái và trình tự vùng ITS của rDNA, 2 mẫunấm Tr.HG6 và Tr.HG11 được xác định thuộc loài Trichoderma asperellum.Trên môi trường PDB, sau 72 giờ nuôi cấy ở 30C, dịch nuôi cấy 2 chủng T. asperellumTr.HG6 và Tr.HG11 thể hiện hoạt tính kháng P. digitatummạnh nhất(đường kính vòng kháng nấm tương ứng là 64,0 và 45,3mm). Dịch nuôi cấy chủng T. asperellumTr.HG6 có đặc tính bền nhiệt, giữ được hoạt tính cao ở 50C. Đồng thời, dịch nuôi cấy chủng Tr.HG6 thể hiện hoạt tính ức chế khả năng gây bệnh của nấm P. digitatumtrên cam. Nghiên cứu này đã tuyển chọn được 2 chủng nấm T. asperellumTr.HG6 và Tr.HG11 có khả năng kháng nấm P.digitatummạnh và có tiềm năng ứng dụng trong việc sản xuất chế phẩm sinh học.