KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM Penicillium digitatumGÂY THỐI CAMCỦA DỊCH NUÔI NẤM Trichoderma

Ngày nhận bài: 23-06-2020

Ngày duyệt đăng: 29-09-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Tạo, V., Trâm, T., Hiền, N., Cảnh, N., Dung, T., Thảo, H., … Tuấn, T. (2024). KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM Penicillium digitatumGÂY THỐI CAMCỦA DỊCH NUÔI NẤM Trichoderma. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(3), 355–362. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/799

KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM Penicillium digitatumGÂY THỐI CAMCỦA DỊCH NUÔI NẤM Trichoderma

Vũ Xuân Tạo (*) 1 , Trần Bảo Trâm 1 , Nguyễn Thị Hiền 1 , Nguyễn Xuân Cảnh 2 , Thái Hạnh Dung 3 , Hoàng Phương Thảo 3 , Nguyễn Nhật Tân 3 , Nguyễn Trần Hà Anh 3 , Trần Văn Tuấn 3

  • 1 Trung tâm Sinh học Thực nghiệm, Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ KH và CN
  • 2 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Phòng Genomic, Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Enzymevà Protein, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Từ khóa

    Bệnh thốicam, kháng nấm, Penicilliumdigitatum, Trichoderma asperellum

    Tóm tắt


    Nấm Trichodermađược đánh giá là chi nấm có tiềm năng trong việc tạo chế phẩm sinh học do chúng an toàn và có khả năng đối kháng mạnh với nhiều loài nấm bệnh. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng kháng nấm P. digitatumcủa dịch nuôi nấm Trichodermanhằm tìm kiếm các chủng nấm có tiềm năng ứng dụng vào sản xuất chế phẩm sinh học kháng nấm P. digitatumgây thối quả cam. Trong nghiên cứu này, 20 mẫunấm Trichoderma(Tr.HG1 - Tr.HG20) đã được phân lập từ đất trồng cam tại tỉnh Hà Giang, trong đó có 2 mẫunấm là Tr.HG6 và Tr.HG11 được đánh giá là có khả năng kháng mạnh với nấm P.digitatumgây thối quả cam(đường kính vòng kháng nấm tương ứng là 64,0 ± 1,0 và 45,3 ± 1,5mm). Dựa trên đặc điểm hình thái và trình tự vùng ITS của rDNA, 2 mẫunấm Tr.HG6 và Tr.HG11 được xác định thuộc loài Trichoderma asperellum.Trên môi trường PDB, sau 72 giờ nuôi cấy ở 30C, dịch nuôi cấy 2 chủng T. asperellumTr.HG6 và Tr.HG11 thể hiện hoạt tính kháng P. digitatummạnh nhất(đường kính vòng kháng nấm tương ứng là 64,0 và 45,3mm). Dịch nuôi cấy chủng T. asperellumTr.HG6 có đặc tính bền nhiệt, giữ được hoạt tính cao ở 50C. Đồng thời, dịch nuôi cấy chủng Tr.HG6 thể hiện hoạt tính ức chế khả năng gây bệnh của nấm P. digitatumtrên cam. Nghiên cứu này đã tuyển chọn được 2 chủng nấm T. asperellumTr.HG6 và Tr.HG11 có khả năng kháng nấm P.digitatummạnh và có tiềm năng ứng dụng trong việc sản xuất chế phẩm sinh học.

    Tài liệu tham khảo

    Bajagai Y., Klieve A., Dart P. &Bryden W.(2016) Probiotics in animal nutrition: Production, impact and regulation. Food and Agriculture Organization of the United Nations.

    Balcázar J.L., De Blas I., Ruiz-Zarzuela I., Cunningham D., Vendrell D. &Muzquiz J.L.(2006). The role of probiotics in aquaculture. Vet Microbiol. 114(3-4):173-186.

    Bautista-Baños S.(2014). Postharvest Decay,Control Strategies. Elsevier.

    Curran J., Driver F., Ballard J.W.O.& Milner R.J.(1994). Phylogeny of Metarhizium: analysis of ribosomal DNA sequence data. Mycological Research.98(5):547-552.

    Droby S., Eick A., Macarisin D., Cohen L., Rafael G., Stange R., McColum G., Dudai N., Nasser A. &Wisniewski M.(2008). Role of citrus volatiles in host recognition, germination and growth of Penicillium digitatumand Penicillium italicum. Postharvest Biology and Technology. 49(3): 386-396.

    Kubicek C.P. &Harman G.E.(1998). Trichodermaand Gliocladium. Volume 1: Basic biology, taxonomy and genetics. Taylor and Francis Ltd.

    Nguyễn Đức Huy, Phạm Quang Nguyên, Nguyễn Thị Thanh Hồng, Hà Giang, Nguyễn Văn Viên & Nguyễn Tất Cảnh (2017). Phân lập và đánh giá khả năng đối kháng của Trichoderma asperellumđối với tác nhân gây bệnh cây có nguồn gốc trong đất. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 15(12): 1593-1604.

    Palou L., Smilanick J.L. &Droby S.(2008). Alternatives to conventional fungicides for the control of citrus postharvest green and blue moulds. Stewart Postharvest Review. 2(2): 1-16.

    Saba H., Vibhash D., Manisha M., Prashant K.S., Farhan H. &Tauseef A.(2012). Trichoderma- a promising plant growth stimulator and biocontrol agent. Mycosphere. 3(4):524-531.

    Sharma R., Singh D. &Singh R.(2009). Biological control of postharvest diseases of fruits and vegetables by microbial antagonists: A review. Biological control. 50(3):205-221.

    Tran V.T., Do T.B.X., Nguyen T.K., Vu X.T., Dao B.N. &Nguyen H.H.(2017). A simple, efficient and universal method for the extraction of genomic DNA from bacteria, yeasts, molds and microalgae suitable for PCR-based applications. Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering.59(4):66-74.

    Verma M., Brar S.K., Tyagi R.D., Surampalli R.Y. &Valero J.R.(2007).Antagonistic fungi, Trichodermaspp.: panoply of biological control. Biochemical Engineering Journal.37(1):1-20.

    Vu X.T., Ngo T.T., Mai T.D.L., Bui T.T., Le H.D., Bui T.V.H., Nguyen Q.H., Ngo X.B. &Tran V.T.(2018). A highly efficient Agrobacterium tumefaciens-mediated transformation system for the postharvest pathogen Penicillium digitatumusing DsRedand GFPto visualize citrus host colonization. Journal of Microbiological Methods. 144:134-144.

    Vũ Xuân Tạo &Trần văn Tuấn (2020). Phân lập và tuyển chọn các chủng Trichodermacó khả năng đối kháng vi nấm gây bệnh trên cây cam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.36(3):98-104.

    White T.J., Bruns T.D., Lee S.B. &Taylor J.W.(1990). Amplification and direct sequencing of fungal ribosomal RNA genes for phylogenetics. PCR Protocols: A Guide to Methods and Applications.18(1):315.