TUYỂN CHỌN NẤM Trichodermaspp. CÓ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG VỚI TÁC NHÂN GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY XOÀI

Ngày nhận bài: 12-07-2021

Ngày duyệt đăng: 29-10-2021

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Thu, P., Thành, L., Dung, L., Cường, H., Thành, N., & Hải, N. (2024). TUYỂN CHỌN NẤM Trichodermaspp. CÓ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG VỚI TÁC NHÂN GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY XOÀI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(12), 1617–1627. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/919

TUYỂN CHỌN NẤM Trichodermaspp. CÓ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG VỚI TÁC NHÂN GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY XOÀI

Phạm Thị Lý Thu (*) 1 , Lê Trung Thành 1 , Lưu Thị Mỹ Dung 1 , Hà Viết Cường 2 , Nguyễn Đức Thành 1 , Nguyễn Thị Hồng Hải 1

  • 1 Viện Di truyền Nông nghiệp
  • 2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Thán thư, đối kháng, Colletotrichum asianum, Trichoderma spp

    Tóm tắt


    Xoài là loại cây trồng chủ lực và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng bệnh thán thư làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của xoài. Trichoderma spp. là loại nấm phổ biến trong đất và có hoạt tính đối kháng với nhiều loại nấm gây hại cây trồng, trong đó có nấm Colletotrichumspp. gây bệnh thán thư trên cây xoài. Với mục tiêu tuyển chọn được nấm Trichoderma spp. có hoạt tính đối kháng cao với nấm gây bệnh thán thư, đã thu thập 17 mẫu đất dưới tán cây khoẻ ở các vườn trồng xoài ở một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Dựa vào các đặc điểm hình thái, đã phân lập được 56 chủng nấm Trichodermaspp. và tuyển chọn được 14 chủng nấm Trichodermaspp. có hoạt tính đối kháng cao với nấm gây bệnh thán thư. Trong đó, 6 chủng Tr.X1, Tr.X2, Tr.X3, Tr.X4, T1, M2 có hoạt tính đối kháng cao nhất từ 77,76-86,25% ở điều kiện in vitro và 2 chủng Tr.X2, Tr.X3 có hoạt tính cao nhất ở điều kiện nhà lưới (75,3% và 72,01% so với đối chứng).Kết quả phân tích trình tự vùng ITS, chủng Tr.X2 được xác thuộc loài Trichoderma harzianumvà chủng Tr.X3 thuộc loài Trichoderma asperellum, đây là 2 chủng nấm đối kháng có tiềm năng trong kiểm soát sinh học bệnh thán thư gây hại trên cây xoài.

    Tài liệu tham khảo

    Admasu W., Tadesse K., Yemenu F. & Abdulkadir B. (2014). Markov chain analysis of dry, wet weeks and statistical analysis of weekly rainfall for agricultural planning at Dhera, Central Rift Valley Region of Ethiopia. Academic Journals. 9(29): 2205-2213.

    Asad S.A., Ali N., Hameed A., Khan S.A., Ahmad R., Bilal M., Shahzad M. & Tabassum A. (2014). Biocontrol efficacy of different isolates of Trichodermaagainst soil borne pathogen Rhizoctoniasolani. Pol. J. Microbiol., 63(1): 95-1.

    Arauz L.F. (2000). Mango Anthracnose: Economic Impact and Current Options for Integrated Management. American Journal of Plant Sciences, United States.

    Bruce A., Austin W.J. & King B. (1984). Control of growth of Lentinus lepideusby volatiles from Trichoderma.Transactions of the British Mycological Society 82: 423–428.

    Chaverri P. & Samuels G.J. (2003). Hypocrea/ Trichoderma (Ascomycota, Hypocreales, Hypocreaceae): species with green ascospores. Studies in Mycology. 48: 1-116.

    Chaverri P., Jaklitsch M.W., Rocha B.F.&Gazis R. (2015). Systematics of the Trichoderma harzianumspecies complex and the reidentification of commercial biocontrol strains. Mycologia. 107(3): 558-590.

    Cruz-Quiroz L.R., Roussos S., Rodríguez-Herrera.R., Hernandez-Castillo D. & Cristóbal N.A. (2018). Growth inhibition of Colletotrichum gloeosporioides and Phytophthora capsici by native Mexican Trichoderma strains. Karbala International Journal of Modern Science. 4(2): 237-243.

    Cục trồng trọt (2019). Thống kê của Cục Trồng trọt năm 2019. Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.

    Dennis C. & Webster J. (1971). Antagonistic properties of species-groups of Trichoderma: I. production of non-volatile antibiotics. Transactions of the British Mycological Society. 57: 25-39.

    Kamle M., Kumar P., Gupta V.K., Tiwari A.K., Misra A.K. & Pandey B.K. (2013). Identification and phylogenetic correlation among Colletotrichum gloeosporioidespathogen of anthracnose for mango. Biocatalysis and Agricultural Biotechnology. 2(3): 285-287.

    Kumar K., Amaresan N., Bhagat S., Madhuri K. & Srivastava R.C. (2012). Isolation and for Characterization of Trichodermaspp. for Antagonistic Activity Against Root Rot and Foliar Pathogens. Indian J. Microbiol. 52(2): 137-144.

    Kumari P.R. & Singh R. (2017). Anthracnose of mango incited by Colletotrichum gloeosporioides: A comprehensive review. Int. J. Pure App. Biosci. 5(1):48-56.

    Landero Valenzuela. N., AngelD.N., Ortiz. D.T., Alatorre RosasR., Ortíz GarcíaC. & Santos. M.O (2015). Biological control of anthracnose by postharvest application of Trichoderma spp. on maradol papaya fruit. Biological Control. 91: 88-93.

    Lê Hoàng Lệ Thủy & Phạm Văn Kim (2008). Phân loài nấm Colletotrichumgây bệnh thán thư trên xoài và sầu riêng tại Đồng bằng sông Cửu Long và thử hiệu lực của sáu loại thuốc đối với các loài nấm này. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 10.

    Lopes F.A., Steindorff A.S., Geraldine A.M., Brandão R.S., Monteiro V.N., Lobo M. Jr., Coelho A.S., Ulhoa C.J. & Silva R.N. (2012). Biochemical and metabolic profiles of Trichodermastrains isolated from common bean crops in the Brazilian Cerrado, and potential antagonism against Sclerotinia sclerotiorum.Fungal Biol. 116(7): 15-24.

    Noronha E.F. & Ulhoa C.J. (1996). Purification and characteriz-ation of an endo-b-1,3-glucanase from Trichoderma harzianum.. Can. J. Microbiol, 42, 1039-1044.

    Rifai M.A. (1969). A revision of the genus Trichoderma. Mycological Papers. 116: 1-56.

    Reynaldo De la Cruz-Quiroz, Roussos S., Rodríguez-Herrera R., Hernanades-Castilo D. & Aguilar CN. (2018). Growth inhibition of Colletotrichum gloeosporioidesand Phytophthora capsiciby native Mexican Trichoderma strain. Karbala Int J Mod Sci. 4: 237-243.

    Santos-Villalobos S., Guzmàn-Ortiz D.A., Gomez-Lim M.A., Délano-Frier J.P., de Folter S., SànchezGaría P. & Peña-Cabriales J.J. (2013). Potential use of Trichoderma asperellum (Samuels, Liechfeldt et Nirenberg) T8a as a biological control agent against anthracnose in mango (Mangiferaindica L.). Biol. Control. 64: 37-44.

    Trần Ngọc Hùng & Nguyễn Thị Liên Thương (2016). Nghiên cứu tạo chế phẩm Trichodermasp. kiểm soát bệnh thán thư do Colletotrichumspp. gây ra trên cây ớt (Capsicum frutescens). Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 45: 86-92.

    Wu Q., Sun R., Ni M., Yu J., Li Y., Yu C., Dou K., Ren J. & Chen J. (2017). Identification of a novel fungus, Trichoderma asperellumGDFS1009, and comprehensive evaluation of its biocontrol efficacy. PLoS One. 12(6): e0179957.