NGHIÊN CỨU BỆNH LỞ CỔ RỄ (Rhizoctonia solaniKühn) GÂY HẠI MỘT SỐ CÂY TRỒNG CẠN VÙNG HÀ NỘI, NĂM 2011–2012

Ngày nhận bài: 29-05-2013

Ngày duyệt đăng: 15-08-2013

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Dũng, Đỗ. (2024). NGHIÊN CỨU BỆNH LỞ CỔ RỄ (Rhizoctonia solaniKühn) GÂY HẠI MỘT SỐ CÂY TRỒNG CẠN VÙNG HÀ NỘI, NĂM 2011–2012. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 11(4), 459–465. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1643

NGHIÊN CỨU BỆNH LỞ CỔ RỄ (Rhizoctonia solaniKühn) GÂY HẠI MỘT SỐ CÂY TRỒNG CẠN VÙNG HÀ NỘI, NĂM 2011–2012

Đỗ Tấn Dũng (*) 1

  • 1 Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • Từ khóa

    Bệnh lở cổ rễ, biện pháp sinh học, nấm Rhizoctonia solani, nấm đối kháng Trichoderma viride, phạm vi ký chủ

    Tóm tắt


    Bệnh lở cổ rễ phát sinh gây hại trên nhiều loài cây trồng khác nhau thuộc họ cà, học đậu, họ bầu bí,v.v như cà chua, đậu tương, dưa chuột, đậu đũa, lạc... Kết quả điều tra bệnh lở cổ rễ trên các loài cây trồng vùng Hà Nội năm 2011 – 2012 cho thấy bệnh phát sinh phát triển và gây hại trên các cây ký chủ là khác nhau và tỷ lệ bệnh cao nhất trên cây cà chua (2,80%), lạc (4,55%), đậu tương (6,17%), dưa chuột (7,61%) và đậu đũa (7,46%). Những kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, tính gây bệnh của các mẫu phân lập (isolates) nấm gây bệnh lở cổ rễ cho thấy nấm gây bệnh có phạm vi ký chủ rộng. Khảo sát hiệu lực đối kháng (HLĐK) của nấm Trichodema viride với các isolates nấm gây bệnh lở cổ rễ trên môi trường nhân tạo, kết quả thí nghiệm cho thấy HLĐK với các isolates nấm gây bệnh lở cổ rễ trên cây cà chua đạt 79,1% và dưa chuột đạt 79,8%. Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh lở cổ rễ trong điều kiện chậu vại (trên nền đất, phân khử trùng) cho thấy hiệu lực phòng trừ của chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichodema viride với bệnh lở cổ rễ trên cây cà chua đạt 73,2% và dưa chuột là 76,2%.

    Tài liệu tham khảo

    Cục Bảo vệ thực vật (1995). Phương pháp điều tra phát hiện sâu, bệnh, cỏ dại hại cây trồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

    Đỗ Tấn Dũng (2001). Bệnh héo rũ hại một số cây trồng cạn và biện pháp phòng chống, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 89 trang.

    Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Đình Hiền (2010). Thiết kế thí nghiệm và xử lý kết quả bằng phân tích thống kê IRRISTAT, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

    Lê Lương Tề (1997). Nghiên cứu hoạt tính đối kháng và khả năng ứng dụng chế phẩm sinh học Trichoderma viride phòng trừ bệnh cây, Tạp chí BVTV, 4:8 – 12.

    Trần Thị Thuần (1998). Hiệu quả đối kháng của nấm Trichoderma viride đối với nấm hại cây trồng, Tạp chí BVTV, 4: 6-20.

    Viện Bảo vệ thực vật (1997). Phương pháp nghiên cứu Bảo vệ thực vật tập I, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

    Rachid Lahlali et al. (2010). Screening, identification and evaluation of potential biocontrol fungal endophytes against Rhizoctonia solani AG3 on potato. Research letter, University of Montréal, QC, Canada.

    Radwan M. Barakat et al. (2007). Biological control of Rhizoctonia solani by indigenous Trichoderma spp isolates from Palestine, Hebron University Research Journal, 3(1):1-15.

    Sneh, B., Burpee, L., Ogoshi, A. (1991). Identification of Rhizoctonia Species. American Phytopathological Society, APS Press. St. Paul, MN., pp. 126- 135.

    Vincelli, P.C., Beaupro, C. M.S. (1989). Comparison of media for isolating Rhizoctonia solani from soil. Plant Dis, pp. 1014-1017, pp. 25-36.