ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÒNG CHỐNG SINH HỌC NẤM Fusarium oxysporum f. sp. cubense GÂY BỆNH HÉO VÀNG CHUỐI

Ngày nhận bài: 10-05-2023

Ngày duyệt đăng: 29-06-2023

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Loan, L., Vũ, N., Toàn, V., & Huy, N. (2024). ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÒNG CHỐNG SINH HỌC NẤM Fusarium oxysporum f. sp. cubense GÂY BỆNH HÉO VÀNG CHUỐI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 21(7), 821–833. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1164

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÒNG CHỐNG SINH HỌC NẤM Fusarium oxysporum f. sp. cubense GÂY BỆNH HÉO VÀNG CHUỐI

Lê Thị Loan (*) 1 , Nguyễn Tuấn Vũ 2 , Vũ Đăng Toàn 1 , Nguyễn Đức Huy 2

  • 1 Trung tâm Tài nguyên thực vật
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Héo vàng chuối, Foc-TR4, phòng chống sinh học

    Tóm tắt


    Bệnh héo vàng chuối do nấm Fusarium oxysporum f. sp. cubense (Foc) gây hại phổ biến ở các vùng trồng chuối của Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định chủng Focthu thập từ một số tỉnh miền Bắc, đánh giá đặc điểm sinh học và hiệu lực ức chế của vi sinh vật đối kháng đối với Foc-TR4. Các mẫu Foc được phân lập bằng phương pháp cấy đơn bào tử, sau đó được đánh giá đặc điểm sinh học và xác định bằng PCR dựa vào cặp mồi đặc hiệu FocTR-F/FocTR-R và W1805F/W1805R. Hiệu lực ức chế của vi sinh vật đối kháng đối với Foc-TR4bằng phương pháp đồng nuôi cấy trên môi trường PDA. Kết quả của nghiên cứu nàyđã xác định được 03/15 mẫu bệnh héo vàng chuối thuộc chủng 4(Foc-TR4)chiếm 20%; 12/15 mẫunấmthuộc chủng 1(Foc-R1)chiếm 80%.Tản nấm Foc-TR4có màu trắng đến tím nhạt, không hình thành cụm bào tử. Có hai loại bào tử vô tính là bào tử nhỏ và bảo tử lớn. Bào tử nhỏ thường không có vách ngăn, hình oval, kích thước 1,0-2,1 ×2,2-3,0µm. Bào tử lớn có 3-5 vách ngăn, hình lưỡi liềm, kích thước trung bình từ 2,6-3,2 × 9,2-35,5µm.Nấm Foc-TR4phát triển ở nhiệt độ từ 15-35C. Nhiệt độ tối thích cho nấm phát triển là 25C. Độ pH thích hợp cho nấmFoc-TR4sinh trưởng và phát triển tốt từ pH 6,0-7,0. Kết quả đánh giá hiệu lực đối kháng đối với nấm Foc-TR4trên môi trường PDA cho thấynấm đối kháng Trichoderma asperellumcho hiệu lực ức chế cao nhất (74,52%), sau đó là nấm đối kháng Chaetomium globosumC10 là 67,35% và vi khuẩn đối kháng Bacillus velezensisYB9 là 61,33%. Nghiên cứu này đã cung cấp thêm thông tin về chủng Foc-TR4và phòng chống sinh học bệnh héo vàng chuối.

    Tài liệu tham khảo

    Agrios G.N. (2005). Plant pathology. 5thedition. San Diego, California: Elsevier Academic Press.p.922.

    Bentley S., Pegg K.G.& Dale J.L. (1995). Genetic variation among a world-wide collection of isolates of Fusarium oxysporumf.sp. cubenseanalysed by RADP-PCR fingerprinting. Mycological Research. 99(11):1378-1384.

    Bosman M. (2016). Role of the environment on the incidence of panama disease in iananas; Wageningen University: Wageningen, The Netherlands. pp. 12-68.

    Brake V.M., Pegg K.G., Irwin J.A.G.&Chaseling J. (1995). The influence of temperature, inoculum level and trace of Fusarium-oxysporum f. sp. cubense on the disease reaction of banana cv. cavendish. Aust. J. Agric. Res. 46: 673-685.

    Burgess LW., Knight T.E., Tesorieo L. &Phan H.T. (2008). Diagnostic manual for plant diseases in Vietnam. ACIAR Monograph No 129. 210pp.ACIAR Canberra.

    Chuang T.Y. (1991). Soil suppressive of banana fusarium wilt in Taiwan. Plant Prot. Bull. 33: 133-141.

    Cục trồng trọt (2022). Số liệu thống kê-Bộ NN&PTNN. Truy cậptừ https://nongnghiephuucovn.vn/chuoi-tuoi-viet-nam-rong-duong-sang-trung-quocngày 3/4/2023.

    Dita M.A., Waalwijk C., Buddenhagen I.W., Souza Júnior M.T. &Kema G.H.J. (2010). A molecular diagnostic for tropical race 4 of the banana fusarium wilt pathogen. Plant Pathol.59:348-357.

    Dita M., Barquero M., Heck D., Mizubuti E.S.G. &Staver C.P. (2018). Fusarium wilt of banana: current knowledge on epidemiology and research needs toward sustainable disease management. Front Plant Sci.9:1468. doi:10.3389/fpls.2018.01468.

    Giovani Bucici, Manoj Kaushal, Maria Isabella Prigigallo, Carmen Gosmez-Lama Cabanás & Jesús Mercado-Blanco (2019). Biological control agents against Fusariumwilt of banana. Front. Microbiol., 05 April 2019. Sec. Pathogen Interactions. Vol. 10. doi.org/10.3389/fmicb.2019.00616.

    Groenewald S. Van den Berg N. Marasas. W.F.O. and Viljoen. A. (2006). Biological, physiological and pathogenic variation in a geneticallyhomogenous population of Fusarium oxysporumf. sp. cubense. Australasian Plant Pathology. 35:401-409.

    Hung T.N., Hung N.Q., Mostert D., Viljoen A., Chao C.P.&Molina A.B. (2017). First report of fusarium wilt on cavendish bananas, caused by fusarium oxysporumf. sp. cubense Tropical Race 4 (VCG 01213/16), inVietnam. Disease Note.

    Li M.H., Yu X.Q., Wang H.F., Zhou J., Xi P.G.&Jiang Z.D. (2012). Rapid detection and identification of Fusarium oxysporum f. sp. cubense race 1 and race 4. Sci. Agric. Sin. 45: 3971-3979.

    Li Z., Deng Z., Chen. S., Yang H., Zheng Y., Dai L., Zhang F., Wang S.&Hu S. (2018). Contrasting physical and biochemical properties of orchard soils suppressive and conducive to fusarium wilt of banana. Soil Use Manag. 34: 154-162.

    Liu P.&Prada V. (2018). World banana forum. Rome: Food and Agriculture Organization of the United Nations, FAO. Retrieved from http://www.fao.org/economic/worldbananaforum/en/ on April 3, 2023.

    Moore N.Y., Pegg K.G., Allen R.N. & Irwin J.A.G. (1993). Vegetative compatibility and distribution of Fusarium oxysporumf. sp. cubensein Australia. Australian Journal of experimental agriculture.33: 797-802.

    Nguyễn Văn Khiêm (2000). Nghiên cứu bệnh héo rũ chuối do nấm Fusariumgây hại ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Olivares B.O., Rey J.C., Lobo D., Navas-Cortés J.A., Gómez J.A.&Landa B.B. (2021). Fusarium wilt of bananas: A review of agro-environmental factors in the venezuelan production system affecting its development. Agronomy. 11: 986. doi.org/10.3390/agronomy11050986.

    Pegg K.G., Moore N.Y. & Bentley S. (1996). Fusarium wilt of banana in Australia: A review. Aust. J. Agric. Res.47:637-650.

    Peng H.X., Sivasithamparam K.&Turner D.W. (1999). Chlamydospore germination and Fusarium wilt of banana plantlets in suppressive and conducive soils are affected by physical and chemical factors. Soil Biol. Biochem.31:1363-1374.

    Segura Mena R., Stoorvogel J.J., Garcia-Bastidas F., Salacinas-Niez M., Sandoval J.A.&Kema G. (2015). Soil management as an effective strategy for crop disease management: The case of panama disease in banana. In Proceedings of the Book of Abstract of the Wageningen Soil Conference: Soil Science in a Changing World, Wageningen, The Netherlands.p. 48

    Siamak S.B., Zheng S. (2018). Banana fusarium wilt (Fusarium oxysporum f. sp.cubense) control and resistance, in the developing wilt-resistant bananas within sustainable production systems. Hortic Plant J. 4(5):208-218.

    Trần Ngọc Hùng, Đỗ Thị Vĩnh Hằng & Nguyễn Đức Huy(2020). Bệnh héo vàng(Fusarium oxysporum f. sp.cubense)hại chuối tiêu tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 18(5):315-322.

    Viện Bảo vệ Thực vật (1997). Phương pháp nghiên cứu Bảo vệ thực vật tập 1. Nhà xuất bảnNông nghiệp.

    Wei Y., Zhao Y., Zhou D., Qi D., Li K., Tang W., Chen Y., Jing T., Zang X. & Xie J. (2020). A newly isolated Streptomyces sp. YYS-7 with a broad-spectrum antifungal activity improves the banana plant resistance to Fusarium oxysporum f. sp.cubensetropical race 4. Frontiers in Microbiology. 11:1712