Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của salicylic axit (SA) ở 2 mức nồng độ khác nhau (0,25mM và 0,50mM) đến cây dưa chuột trong điều kiện hạnnhân tạo bằng PEG - 6000. Kết quả cho thấy,hạn đã làm giảm mạnh mẽ khả năng sinh trưởng của cây dưa chuột, nhưng khi bổ sung thêm SA vào các công thức hạn đã làm giảm tác động của hạn đối với cây dưa chuột ở giai đoạn cây con, thể hiện qua các chỉ tiêu vềsinh trưởng và một số stress markers.Chiều cao cây tăng 1,2 lần, số lá, diện tích lá, chỉ số LAI tăng lần lượt là 1,66 lá/cây, 13,3 cm2lá/cây, 1,2 lần; sự tích lũy chất khô tăng tương ứng là 1,7 và 4,5 lần ở thân là và ở rễ; hàm lượng diệp lục a, hàm lượng diệp lục b tăng từ 0,01 đến 0,06mg, nhưng hàm lượng carotenoids lại giảm 0,01mg ở công thức hạn có SA so với điều kiện hạn không có SA. Xử lý SA làm giảm mức độ tăng của proline, MDA so với công thức hạn không bổ sung SA, nhưng chưa có tác động đáng kể đến hàm lượng H2O2và chỉ số huỳnh quang của diệp lục Fv/Fm.Trong 2 nồng độ SA sử dụng, nồng độ SA 0,5 mM có hiệu quả tốt hơn so với nồng độ SA 0,25 mM.