Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự biến đổi hàm lượng tanin, vitamin C, polyphenol và khả năng kháng oxy hóa của dịch ép quả điều ở từng giai đoạn chínkhác nhau. Quả điều thuhoạch tại Bình Phước được phân thành 4 nhóm theo độ chín quả bao gồm: xanh già (X), vừa chín (VC), chín vàng (CV), chín mềm (CM). Kết quả cho thấy hàm lượng tanin giảm rõ rệt từ quả xanh (X) 470±0,02 mg/100ml xuốngquả chín mềm (CM) 130±0,01 mg/100l, vitamin C giảm gần một nửa từ 334±3,7 mg/100l đối với quả xanh (X) xuống176±3,1 mg/100l ở quả chín mềm (CM). Hàm lượng polyphenol ở quả xanh (X) có giá trị rất cao đạt 1.873,3±5,2mg/100l và giảm mạnh gần 7 lần ở quả chín mềm (CM) với 280,6±3,5 mg/100l. Khả năng kháng oxy hóa xác định theo phương pháp bắt gốc tự do DPPH cao nhất ở quả X (IC50= 32,3±2,3 µg chất khô/ml),tiếp đến ở quả VC (IC50= 172,4±2,5 µg chất khô/ml), CV (IC50= 239,6±2,1 µg chất khô/ml) và thấp nhất ở quả CM (IC50= 407,1±2,1 µg chất khô/ml). Năng lực khử giảm dần trong quá trình chín ở quả điều. Hàm lượng tanin, vitamin C, polyphenol và khả năng kháng oxy hóa giảm dần theo thứ tự độ chín quả điều như sau: X > VC > CV > CM. Như vậy, dịch ép quả điều giàu dinh dưỡng và có tính kháng oxy hóa cao;Quả điều ở độ chín vàng (CV) và chín mềm (CM) thích hợp cho việc dùng làm nguyên liệu chế biến rượu vang điều, nước ép điều.