Ngày nhận bài: 25-09-2018
Ngày duyệt đăng: 29-01-2019
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
PHÁT HIỆN VLPs (VIRUS-LIKE PARTICLES) Ở TU HÀI GIỐNG CẤP 1 (Lutraria philippinarumReeve, 1854)THU TỪ TRẠI SẢN XUẤT
Từ khóa
Ngao hoa, nhuyễn thể, tu hài, sưng vòi, VLPs
Tóm tắt
Bệnh sưng vòi trên tu hài nuôi đã và đang là mối nguy ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi tu hải ở nước ta. Tác nhân chính gây bệnh được xác định là visinh vật có cấu trúc giống virus (Virus-like particles, VLPs), tuy nhiên con đường lây lan của VLPs và nguyên nhân phát sinh bệnh vẫn chưa được làm rõ. Trong nghiên cứu này, bằng việc áp dụng phương pháp hiển vi điện tử, một số nguồn vật chủ như tu hài giống cấp 1, ngao hoa đã được kiểm tra xác định sự có mặt của VLPs. Sau đó,VLPs được phân tích đặc điểm hình dạng, kích thước, cấu trúc và vị trí ký sinh bên trong tế bào. Kết quả cho thấy VLPs có mặt ở nguồn giống tu hài cấp 1 thutừ trại sản xuất. Điều này khẳng định nguồn giống là một nguyên nhân làm lây lanbệnh sưng vòi ở tu hài nuôi. VLPs có dạng hình que dài, kích thước khoảng 70-90 nm x 600-1.000 nm, cấu trúc gồm vỏ bọc ngoài, màng ngoài, màng trong và lõi. VLPs ký sinh trong bào tương của tế bào vật chủ. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc định hướng nghiên cứu phân loại, định danh VLPs và xây dựng biện pháp kiểm soát, phòng trị bệnh sưng vòi trên tu hài nuôi.
Tài liệu tham khảo
Bách khoa toàn thưWikipedia. Vikhuẩn. https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi_khuẩn.
Bayer-Garner, I.B. (2005). Monkeybox virus: histologic, immune-histochemical and electron microscopic findings. Journal Cutaneous Pathology, 32: 28-34.
Biel, S.S., Nitsche A., Kurth A., Siegert W., Ozel M., and Gelderblom H.R. (2004). Detection of human polyomaviviruses in urine from bone marrow transplant pateints: comparison of electron microscopy with PCR. Clinical Chemistry, 50: 306-312.
Chua, K.B., Wong E.M., Cropp B.C. and Hyatt A.D. (2007). Role of electron microscopy in Napah virus outbreak investigation and control. Medical Journal of Malaysia, 62: 139-142.
Doan, F.W., and Anderson N. (1987). Electron microscopy in diagnostic virology: a practical guide and atlats. Cambridge University Press, New York.
Goldsmith, C.S., and Miller S.E. (2009). Modern use of electrom microscopy for detection of viruses. Clinical Microbiology Reviews, 22(4): 552-563.
Trương Thị Mỹ Hạnh, Đặng Thị Lụa và Phan ThịVân(2014). Nghiên cứu thành phần loài vikhuẩn trên tu hài (Lutraria philippinarumReeve, 1854) nuôi tại Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9: 90-94.
Trương Thị Mỹ Hạnh, Đặng Thị Lụa và Phan ThịVân (2015). Vai trò của virus (dịch lọc) đến hiện tượng sưng vòi trên tu hài (Lutraria philippinarumReeve, 1854) nuôi trong điều kiện môi trường khác nhau. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7: 96-101.
Đỗ Thị Hoà, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội (2004). Bệnh học thuỷ sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.
Hyatt, A.D. and Selleck P.W. (1996). Ultrastructure of equine morbillivirus. Virus Research, 43: 1-15.
Đặng Thị Lụa và Phạm Thị Yến (2017). Theo dõi sự biến động mật độ vikhuẩn Vibriospp. trong vùng nuôi tu hài tại Hải Phòng và Quảng Ninh. Sách “Phát triển nuôi hải sản: Thành tựu và thách thức”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 222-230.
Phan Thị Vân, Đặng Thị Lụa, Trương Thị Mỹ Hạnh và Trần ThịLý (2013). Kết quả nghiên cứu sự biến đổi cấu trúc mô đại thể và vithể của tu hài (Lutraria philippinarumReeve, 1854) trong các đợt dịch bệnh gây chết hang loạt. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10: 38-42.
Phan Thị Vân và cs. (2014). Nghiên cứu dịch bệnh gây chết hàng loạt ở Tu hài (Lutralia philippinarumReeve, 1854) nuôi tại Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ.