Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá chất lượng và sự biến đổi hệ vi sinh vật trong cỏ voi ủ chua qua 90 ngày bảo quản với mục đích nâng cao chất lượng thức ăn ủ chua. Cỏ voi được ủ chua truyền thống không sử dụng chất bổ trợ (ĐC) và ủ với 0,5% muối (CT1), 5% rỉ mật (CT2); 0,5% muối và 0,5% rỉ mật (CT3). Kết quả cho thấy, các công thức cỏ voi ủ chua với rỉ mật có chất lượng tốt nhất: sản phẩmcó màuvàng rơm sẫm không ướt dính, không mốc, mùi chua axit, không có mùi khó chịu; giá trị pH dao động từ 3,78 - 4,18; tỷ lệ hao hụt VCK và protein thô thấp (dao động tương ứng từ 1,15 - 4,65% và từ 0,35 - 1,79%); hàm lượng N - NH3/N tổng số thấp nhất, dao động từ 5,11 - 7,03% (P<0,05) ở ngưỡng cho phép; hàm lượng axit lactic cao nhất (P<0,001) từ 1,30-1,58%; axit butyric không phát hiện thấy ở các công thức ủ rỉ mật. Kết quả xác định sự biến đổi thành phần các nhóm VSV trong các mẫu cỏ voi ủ chua cho thấy, ở các công thức ủ với rỉ mật số lượng nhóm vi khuẩn lactic đạt lớn nhất (194,17x106đến 361,33x106TB/g). Bacillussp., nhóm Clostridiumsp., nấm men, nấm mốccó số lượng đạt cao nhất ở các công thứcĐC, tiếp đến ở công thức ủ với muối và thấp nhất ở công thức ủ với rỉ mật.