Chế biến mứt đông là một trong các biện pháp bảo tồn chất lượng của trái cây. Hầu hết trái cây nhiệt đới có thể được chế biến và bảo quản nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch với các hoạt động ở quy mô nhỏ. Tiềm năng của loại trái cây bổ dưỡng như mít (Artocarpus heterophyllus) vẫn chưa được khai thác triệt để. Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của pectin (nồng độ 0,7-0,9%) và gum arabic (nồng độ 0,9-1,1%); áp suất chân không (450-650 mmHg) và thời gian giữ nhiệt (2,5-4 phút) đến tiến trình chế biến và chất lượng mứt đông. Sữa chua hương vị trái cây dạng khuấy và dạng lớp (FOB) được thực hiện bằng cách bổ sung mứt đông mít ở các tỷ lệ khác nhau (5-20%). Trong sản phẩm này, công nghệ chân không đã chứng minh ưu điểm vượt trội cho tiến trình chế biến để có được mứt đông mang các đặc tính lý hóa tốt về hoạt độ nước, độ Brix và độ nhớt phù hợp để bổ sung vào sữa chua. Phân tích sản phẩm cho thấy hàm lượng vitamin C của mứt khoảng 0,45 mg%, pH 3,9-4 và 53-54oBrix. Các đánh giá cảm quan thực hiện để so sánh các sản phẩm cho thấy mứt đông được chế biến ở điều kiện áp suất chân không cao cho giá trị cảm quan cao về màu sắc, độ sáng, cấu trúc và hương vị. Kết quả cũng cho thấy ứng dụng chân không trong công nghệ nấu mứt đã hạn chế sự biến đổi về màu sắc và tăng khả năng đồng nhất của sản phẩm. Đây cũng là đặc điểm được người tiêu dùng quan tâm và thỏa mãn các tính chất lý hóa của sản phẩm mứt đông bổ sung vào sữa chua trái cây. Sản phẩm đảm bảo an toàn và ổn định trong thời gian lưu trữ. Bổ sung 15% mứt đông mít vào sữa chua dạng khuấy và dạng lớp (FOB) đã cung cấp được các sản phẩm yaourt trái cây có hương thơm mạnh, vị hài hòa, cấu trúc tốt và hạn chế tình trạng tách nước trong sản phẩm theo thời gian tồn trữ.
Mỗi gương mặt có một thuộc tính đơn nhất do đó hình ảnh gương mặt được sử dụng như một khóa bảo mật để truy cập tài khoản cá nhân trong các lĩnh vực như ngân hàng, dịch vụ thương mại điện tử, tài khoản cá nhân trên điện thoại hoặc máy tính. Nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra một giải pháp mới để điểm danh sinh viên tham dự lớp học bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt khi kết hợp các mạng học sâu đa nhiệm để phát hiện khuôn mặt trong ảnh hoặc video, công nghệ mã hóa của mạng FaceNet để số hóa khuôn mặt phát hiện được và thuật toán phân lớp để tìm kiếm và so khớp khuôn mặt cần nhận diện với thông tin của khuôn mặt được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Nghiên cứu đã thu được bộ cơ sở dữ liệu điểm danh sinh viên tham dự lớp học, chương trình máy tính thực hiện việc điểm danh bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt và phân tích đánh giá hiệu quả của các chế độ điểm danh khác nhau bao gồm: sử dụng hình ảnh chụp của từng nhóm nhỏ sinh viên; sử dụng webcam kết nối máy tính theo các chế độ tự động và bán tự động. Với hệ thống điểm danh này, giáo viên có thể kiểm soát thông tin tham dự lớp học của sinh viên, dễ dàng phát hiện gian lận của sinh viên trong học tập tại các lớp học phần (lý thuyết và thực hành) và thi hết học phần của sinh viên.
Ngo Thi Thuong, Tran Thi Thuy Dung, Chu Thi Thanh, Nguyen Thi Hong Hanh, Le Thi Thu Huong
Ngày nhận bài: 02-03-2020 / Ngày duyệt đăng: 04-03-2021
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng loài, công tác quản lý và sử dụng cây xanh tại các trường trung học cơ sở (THCS) thuộc quận Hà Đông, Hà Nội nhằm làm cơ sở để phát triển mảng xanh trong khu vực các trường học nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung. Phương pháp điều tradựa trên phương pháp khảo sát thực vật học tại 15 trường và phỏng vấn kết hợp bảng hỏi đối với lãnh đạo, giáo viên và học sinh tại các trường nêu trên. Kết quả cho thấy thực vật tại các trường có sự đa dạng với 23 bộ, 46 họ và 55 loài. Tình hình sinh trưởng của cây xanh ở mức độ an toàn cho các hoạt động sinh hoạt và học tập của người học. Tuy nhiên, nhiều trường chưa đạt các tiêu chuẩn về diện tích trồng cây (14/15 trường có diện tích xanh dưới 30% (TCVN 8794/2011); 12/15 trường có tỷ lệ phủ xanh thấp hơn tiêu chuẩn 2m2/học sinh (TCVN 9257/2012). Những khó khăn trong quản lý và sử dụng cây xanh trong trường học chủ yếu do thiếu cán bộ chuyên trách, khó lồng ghép vào chương trình học và thiếu diện tích trồng cây. Giải pháp đề xuất nhằm tăng tỷ lệ phủ xanh đạt 30% diện tích vàưu tiên sử dụng các cây theo tiêu chí bền, có hoa đẹp và dễ chăm sóc. Mặt khác, Cần nâng cao vai trò của học sinh và nhân viên phụ trách trong việc bảo vệ và chăm sóc cây xanh hướng đến tiêu chí “Trường học xanh”; thực hiện các biện pháp quản lý và chăm sóc hợp lý dựa trên các điều kiện sẵn có của các trường.
Để làm rõ thực trạng vay và sử dụng vốn vay ưu đãi của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu đã thực hiện điều tra 255 sinh viên và cựu sinh viên của Học viện có vay và không vay vốn ưu đãi trong giai đoạn 2014-2017. Kết quả cho thấy gần 67% sinh viên được phỏng vấn vay vốn từ 4-8 lần, trong đó có 29% sinh viên vay vốn 6 lần, chiếm tỷ lệ cao nhất các lần vay. Hầu hết các sinh viên (94%) sử dụng vốn vay đúng mục đích: đóng học phí, chi phí nhà ở, ăn uống và mua sắm đồ dùng, tài liệu. Mức vay thực tế bình quân của sinh viên tăng nhưng mới chỉ đáp ứng được 49% nhu cầu chi phí cho việc học đại học. Nghiên cứu cũng cho thấy vốn vay có tác động tích cực tới cơ hội hoàn thành chương trình học đại học, kết quả học tập, tham gia hoạt động ngoại khóa và việc làm sau tốt nghiệp. Dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích, ba (3) đề xuất cơ bản đã được đưa ra: (1) Xem xét việc cho vay đối với cả sinh viên ngoài chính sách; (2) Cho vay với mức tối đa theo quy định; (3) Tiếp tục nâng mức vay tối đa hàng năm.
Nghiên cứu này tập trung đánh giá cảm nhận của người học về tài sản thương hiệu ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh đồng thời tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới tài sản thương hiệu đào tạo Ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh từ phía người học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đánh giá của người học đối với tài sản thương hiệu ngành ở mức trung bình. Trong đó, sự chuyên sâu và cơ hội việc làm sau khi ra trường là hai yếu tố được đánh giá thấp hơn so với hai yếu tố đội ngũ cán bộ giảng dạy và tính thực tiễn. Kết quả nghiên cứu thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố cho thấy danh tiếng của trường và khoa được đánh giá tăng lên nếu trường có bề dày lịch sử, chất lượng đầu vào cao, chất lượng đầu ra đảm bảo và trường có lợi thế về một ngành đặc thù. Yếu tố triển vọng công việc sau khi ra trường chịu sự ảnh hưởng của các biến như cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, giá trị văn bằng, tính linh động trong việc chuyển đổi công việc và định hướng của gia đình người học. Đồng thời, kết quả chạy mô hình của biến sở thích, xu thế và giới tính cho thấy các yếu tố này có ảnh hưởng một phần đến yếu tố cá nhân người học. Cuối cùng, yếu tố chất lượng đào tạo có thể bị ảnh hưởng bởi nhân tố cơ sở vật chất, trình độ của giảng viên, phương pháp giảng dạy, chất lượng thi cử, cách thức đánh giá sinh viên và sự duy trì các hoạt động định hướng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.
Nghiên cứu này nhằm xem xét đánh giá của người dân phụ thuộc vào rừng về kết quả sinh kế theo hướng phát triển bền vững tại khu vực vùng cao tỉnh Bắc Kạn. Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 265hộ sống gần rừng ở huyện Na Rì và Ba Bể. Phương pháp thống kê mô tả, so sánh với các công cụ kiểm định T-test, Chi bình phương và thang đo Likertđược sử dụng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ phụ thuộc vào rừng của hộ còn lớn,thu nhập của hộ còn nhiều hạn chế, sự phát triển bền vững sinh kế ở mức độ trung bình, hộ có mức độ phụ thuộc vào rừng cao hơn có xu hướng ít bền vững hơn trong phát triển sinh kế. Để thực thi các chính sách phát triển sinh kế bền vững trong bối cảnh hạn chế tiếp cận nguồn tài nguyên rừng, Nhà nước cần có giải pháp giảm sự phụ thuộc vào rừng, nâng cao thu nhập của hộ, nhưng đồng thời duy trì mối quan hệ xã hội và môi trường sinh thái.
Nghiêncứu tiến hành nhằm đánh giá thực trạng nhận thức và hoạt động định hướng nghề nghiệp cho sinh viên Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tổng số 310 sinh viên, 47 giảngviên và cán bộ hỗ trợ, cùng 15 đơn vị tuyển dụngtham gia trả lời phỏng vấn.Kết quả cho thấysinh viên đã ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc chủ động tìm kiếm việc làm trong tương lai với đa số sinh viên lựachọn tham giahội chợ việc làm, tìm kiếm thông tin trêncác phương tiện thông tin đại chúng là phương thức tìm kiếm việc làm. Công tác tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên đượcKhoaquan tâm, được sinh viên, cán bộ giảng viên và các đơn vị tuyển dụng đánh giá cao. Tuy nhiên, một số nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động chưađa dạng vàchưa thực sự hiệu quả. Khoacầnxây dựng đội ngũ tư vấn chuyên trách đảm bảo đủ cả về số lượng, chất lượng để tổ chức tốt công tác thông tin nghề nghiệp và đẩy mạnh hoạt động tư vấn thường xuyên, liên tục, đa dạng cả về nội dung và hình thức.
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giáo dục đại học bằng hình thức trực tuyến, từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục trực tuyến, tăng sự hài lòng cho sinh viên. Nghiên cứu điều tra 341 sinh viên của Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phân tích hệ số Cronback Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy toàn bộ sinh viên đánh giá hài lòng trở lên về chất lượng giáo dục đại học bằng hình thức trực tuyến. Năm nhóm yếu tố gồm năng lực phục vụ, điều kiện học tập và sự khuyến khích từ giảng viên, sự đáp ứng, sự tin cậy và đồng cảm đều tác động cùng chiều tới sự hài lòng của sinh viên. Trong đó, năng lực phục vụ có ảnh hưởng lớn nhất.
Nghiên cứu này nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới động cơ học tập của sinh viên khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu điều tra 190 sinh viên của Khoa bằng phương pháp Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy. Kết quả đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới động cơ học tập của sinh viên gồm các yếu tố thuộc về bản thân sinh viên, yếu tố thuộc nhóm bạn bè xã hội và các yếu tố khác. Từ đó nghiên cứu đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên.