CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI HỌC VỀ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH CỦA HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Ngày nhận bài: 23-04-2014

Ngày duyệt đăng: 27-03-2015

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Sơn, L., Chỉnh, N., Hà, L., & Yến, Đỗ. (2024). CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI HỌC VỀ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH CỦA HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(4), 665–674. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/203

CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI HỌC VỀ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH CỦA HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Lê Thị Kim Sơn (*) 1 , Nguyễn Quốc Chỉnh 1 , Lê Thanh Hà 1 , Đỗ Kim Yến 1

  • 1 Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Đào tạo đại học, ngành kế toán và quản trị kinh doanh, tài sản thương hiệu

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này tập trung đánh giá cảm nhận của người học về tài sản thương hiệu ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh đồng thời tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới tài sản thương hiệu đào tạo Ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh từ phía người học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đánh giá của người học đối với tài sản thương hiệu ngành ở mức trung bình. Trong đó, sự chuyên sâu và cơ hội việc làm sau khi ra trường là hai yếu tố được đánh giá thấp hơn so với hai yếu tố đội ngũ cán bộ giảng dạy và tính thực tiễn. Kết quả nghiên cứu thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố cho thấy danh tiếng của trường và khoa được đánh giá tăng lên nếu trường có bề dày lịch sử, chất lượng đầu vào cao, chất lượng đầu ra đảm bảo và trường có lợi thế về một ngành đặc thù. Yếu tố triển vọng công việc sau khi ra trường chịu sự ảnh hưởng của các biến như cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, giá trị văn bằng, tính linh động trong việc chuyển đổi công việc và định hướng của gia đình người học. Đồng thời, kết quả chạy mô hình của biến sở thích, xu thế và giới tính cho thấy các yếu tố này có ảnh hưởng một phần đến yếu tố cá nhân người học. Cuối cùng, yếu tố chất lượng đào tạo có thể bị ảnh hưởng bởi nhân tố cơ sở vật chất, trình độ của giảng viên, phương pháp giảng dạy, chất lượng thi cử, cách thức đánh giá sinh viên và sự duy trì các hoạt động định hướng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.

    Tài liệu tham khảo

    Bulotaite, N. (2003). “University Heritage - An Institutional Tool for Branding and Marketing”, Higher Education in Europe, 28(4): 449-454.

    Đỗ Phú TrầnTình, Nguyễn Văn Nên và Nguyễn Thị Diệu Hiền (2012). “Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới sự gắn bó lâu dài của nhân viên trẻ tới doanh nghiệp”, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM Phát triển & Hội nhập, 7(17): …...

    Gerbing, D.W., Anderson, J.C., (1988). An updated paradigm for scale development incorporating unidimensionality and its assessment. Journal of Marketing Research, 25(2): 186-192.

    Kenneth A.Bollen (1989). “Structural Equations with Latent Variables”, United States of America.

    Kevin Lane Keller, Tony Apéria, Mats Georgson (2008). “Strategic Brand Management”, Prentice Hall Financial Times.

    McNally và Speak (2002). “Be Your Own Brand”, Berrett-Koehler Publishers.

    Nguyễn Thị Thanh Tâm (2012). “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8, Đại học Đà Nẵng.

    Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

    Phạm Phụng Tường (2004). “Thương hiệu đại học, báo tuổi trẻ 2004 VN: bao giờ?” Online link: http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Thuong-hieu-dai-hoc-VN-bao-gio/40050939/478/.