Ngày nhận bài: 03-01-2020 / Ngày duyệt đăng: 26-05-2020
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ hè 2019 tại Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam,nhằmđánh giáảnh hưởng của axit salicylic (0mM, 0,25mM và 0,50mM SA) đến khả năng nảy mầm, sinh lý và năng suất của hai giống đậu xanh (ĐXVN5 và ĐXVN7) dưới điều kiện mặn (50mM NaCl). Thí nghiệm 1: Hạt giống được ngâm trong các nồng độ dung dịch SA. Sau đó, hạt được gieo vào các đĩa petri có phủ giấy thấm và xử lý mặn trong 7 ngày. Thí nghiệm 2: Mặn được xử lý khi cây có 3 látrong 7 ngày. Sau đó, phun SA qua lávới các nồng độ khác nhau. Kết quả cho thấy: xử lý SA không ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm, nhưng tăng nồng độ SA đã làm tăng chiều dài thân mầm và rễ mầm, khối lượng mầm, cũng như tăng chiều cao cây, diện tích lá, hàm lượng nước tương đối trong lá, chỉ số SPAD, khả năng tích lũy chất khô, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cáthể của hai giống đậu xanh trong điều kiện mặn. Trong khi đó, độ rò rỉ ion và hàm lượng proline lại giảm theo nồng độ SA. Ở nồng độ SA 0,50mM, cả 2 giống đậu xanh có khả năng sinh trưởng và phục hồi tốt hơn trong điều kiện mặn. Năng suất cáthể của giống ĐXVN5 tăng 110,23% và giống ĐXVN7 tăng 118,77% so với công thức không xử lý SA.