Ngày nhận bài: 04-12-2019 / Ngày duyệt đăng: 11-03-2020
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá phát thải của khí nhà kính (KNK) trên ruộng lúa. Nghiên cứu tiến hành trên 3 loại đất và 2 loại sử dụng đất: 2 lúa, 2 lúa - 1 màu trong năm 2018. Mẫu khí được lấy 4 lần lặp cho 1 điểm, ở 8 giai đoạn sinh trưởng trong 2 vụ lúa với tổng số 1024 mẫu bằng phương pháp buồng kín và được phân tích bằng máy sắc ký khí. Kết quả nghiên cứu cho thấy phát thải CH4 ở vụ xuân tăng từ khi lúa bén rễ hồi xanh tới đẻ nhánh. Sau đó, thay đổi phụ thuộc vào chế độ nước trong ruộng. Với đất phèn, phát thải kéo dài hơn và cao hơn. Trong vụ mùa, phát thải tăng ngay sau khi cấy, đạt tối đa trong giai đoạn đẻ nhánh -làm đòng (28mg CH4/m2/giờ), sau đó giảm dần. Phát thải N2O trong vụ xuân biến động mạnh theo giai đoạn sinh trưởng và chế độ bón đạm và cao nhất vào thời kỳ trỗ (0,4mg N2O/m2/giờ). Tổng phát thải KNK tăng dần là: đất phù sa 2 lúa, đất mặn, đất phù sa 2 lúa - màu đến đất phèn. Cường độ phát thải trong vụ xuân là đất mặn < đất phù sa 2 lúa < đất phù sa 2 lúa 1 màu < đất phèn, vụ mùa là: đất phù sa 2 lúa < đất mặn < đất phèn < đất phù sa 2 lúa - màu.