NGHIÊN CỨU PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚATỈNH THÁI BÌNH

Ngày nhận bài: 04-12-2019

Ngày duyệt đăng: 11-03-2020

DOI:

Lượt xem

12

Download

2

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Huân, C., Trịnh, M., Hà, C., Loan, B., Hằng, V., Hiếu, Đinh, … Trang, B. (2024). NGHIÊN CỨU PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚATỈNH THÁI BÌNH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(2), 113–122. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/648

NGHIÊN CỨU PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚATỈNH THÁI BÌNH

Chu Sỹ Huân (*) 1 , Mai Văn Trịnh 2 , Cao Việt Hà 3 , Bùi Thị Phương Loan 2 , Vũ Thị Hằng 2 , Đinh Quang Hiếu 2 , Đào Thị Minh Trang 4 , Bùi Thị Thu Trang 5

  • 1 Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Bộ Khoa học và Công nghệ
  • 2 Viện Môi trường Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 4 Viện Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
  • 5 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
  • Từ khóa

    Phát thải khí nhà kính, canh tác lúa, đất mặn, đất phù sa, đất phèn, tỉnh Thái Bình

    Tóm tắt


    Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá phát thải của khí nhà kính (KNK) trên ruộng lúa. Nghiên cứu tiến hành trên 3 loại đất và 2 loại sử dụng đất: 2 lúa, 2 lúa - 1 màu trong năm 2018. Mẫu khí được lấy 4 lần lặp cho 1 điểm, ở 8 giai đoạn sinh trưởng trong 2 vụ lúa với tổng số 1024 mẫu bằng phương pháp buồng kín và được phân tích bằng máy sắc ký khí. Kết quả nghiên cứu cho thấy phát thải CH4 ở vụ xuân tăng từ khi lúa bén rễ hồi xanh tới đẻ nhánh. Sau đó, thay đổi phụ thuộc vào chế độ nước trong ruộng. Với đất phèn, phát thải kéo dài hơn và cao hơn. Trong vụ mùa, phát thải tăng ngay sau khi cấy, đạt tối đa trong giai đoạn đẻ nhánh -làm đòng (28mg CH4/m2/giờ), sau đó giảm dần. Phát thải N2O trong vụ xuân biến động mạnh theo giai đoạn sinh trưởng và chế độ bón đạm và cao nhất vào thời kỳ trỗ (0,4mg N2O/m2/giờ). Tổng phát thải KNK tăng dần là: đất phù sa 2 lúa, đất mặn, đất phù sa 2 lúa - màu đến đất phèn. Cường độ phát thải trong vụ xuân là đất mặn < đất phù sa 2 lúa < đất phù sa 2 lúa 1 màu < đất phèn, vụ mùa là: đất phù sa 2 lúa < đất mặn < đất phèn < đất phù sa 2 lúa - màu.

    Tài liệu tham khảo

    Azeem Tariq, Quynh Duong Vu, Lars Stoumann Jensen, Stephane de Tourdonnet, Bjoern Ole Sander, Reiner Wassmann, Trinh Van Mai & Andreas de Neergaard (2017).Mitigating CH4and N2O emissions from intensive rice production systems in northern Vietnam: Efficiency of drainage patterns in combination with rice residue incorporation, Agriculture, Ecosystems and Environment.249: 101-111, http://dx.doi.org/10.1016/j.agee.2017.08.011.

    Đào Minh Trang, Huỳnh Thị LanHương, Mai Văn Trịnh & Chu Sỹ Huân (2019). Dấu vết carbon của lúa gạo ở Việt Nam: Tính toán thí điểm cho xã Phú Lương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình vào vụ xuân và vụmùa.Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.10:3-11.

    ForsterP., RamaswamyV., ArtaxoP., BerntsenT., BettsR., FaheyD.W., HaywoodJ., LeanJ., LoweD.C., MyhreG., NgangaJ., PrinnR., RagaG., SchulzM. &Van DorlandR. (2007). Changes in Atmospheric Constituents and in Radiative Forcing. In: Climate Change.

    Islam M.R., Siddique I.A., Ali M.H., Islam M.R. &Mahmud A.A. (2019). Rice genotypic variation in methane emission patterns under irrigated culture. Fundamental and Applied Agriculture. 4(1): 693-703.doi: 10.5455/faa.10569.

    Lindau C.W., Bollich P.K., DeLaune R.D., Patrick W.H.Jr. & Law V.J. (1991).Effect of Urea Fertilizer and Environmental Factors on CH4 Emissions from a Louisiana, U.S.A. Rice field. Plant Soil. 136:195-203.

    Mai Văn Trịnh (Chủ biên), Bùi Thị Phương Loan, Vũ Dương Quỳnh, Cao Văn Phụng, Trần Kim Tính, Phạm Quang Hà, Nguyễn Hồng Sơn, Trần Văn Thể, Bjoern Ole Sander, Trần Tú Anh, Trần Thu Hà, Hoàng Trọng Nghĩa & Võ Thị Bạch Thương (2016). Sổ tayhướng dẫn đo phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Nguyễn Hữu Thành &Nguyễn Đức Hùng (2012).Tình hình phát thải khí metan do hoạt động canh tác lúa nước ở khu vực ĐBSH. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.10(1):165-172.

    Pandey A., Van Trinh Mai, Duong Quynh Vu, Thi Phuong Loan Bui, Thi Lan Anh Mai, Lars Stoumann Jensen& Andreas de Neergaard (2014). Organic matter and water management strategies to reduce methane and nitrous oxide emissions from rice paddies in Vietnam.Agriculture, Ecosystems and Environment.196: 137-146.

    Smith K.A. & Conen F. (2004).Impacts of land management on fluxes of trace greenhouse gases.Soil Use Manage. 20: 255-263.doi:10.1079/SUM2004238.

    Van Trinh Mai, Mehreteab Tesfai, Andrew Borrell, Udaya Sekhar Nagothu, Thi Phuong Loan Bui, Duong Quynh Vu & Le Quoc Thanh (2017).Effect of organic, inorganic and slow release urea fertilisers on CH4and N2O emissions from rice paddy.Paddy Water Environ.15(2):317-330. DOI: 10.1007/s10333-016- 0551-1.

    Viện Môi trường Nông nghiệp (2017). Xây dựng hệ thống đo đạc - báo cáo - thẩm định (MRV) cho hệ thống IFES được lựa chọn bao gồm canh tác lúa và bếp khí hóa, báo cáo tổng kết dự án “Tăng cường tính sẵn sàng cho NAMA: xây dựng năng lực cho hệ thống lương thực và năng lượng tổng hợp tại Việt Nam”.

    Vũ Hằng & Mai Văn Trịnh (2017). Nghiên cứu tính toán phát thải khí nhà kính theo không gian cho canh tác lúa tại tỉnh Thái Bình, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam.Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.76(3):65-71.