XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÔNG SỐ KỸ THUẬT THÍCH HỢP CHO SẢN XUẤT HẠT GIỐNG DƯA CHUỘT LAI F1GL1-2Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG VÀ TRUNG DU BẮC BỘ

Ngày nhận bài: 06-03-2020

Ngày duyệt đăng: 11-06-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Thu, L., Linh, P., & Hằng, T. (2024). XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÔNG SỐ KỸ THUẬT THÍCH HỢP CHO SẢN XUẤT HẠT GIỐNG DƯA CHUỘT LAI F1GL1-2Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG VÀ TRUNG DU BẮC BỘ. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(6), 408–413. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/680

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÔNG SỐ KỸ THUẬT THÍCH HỢP CHO SẢN XUẤT HẠT GIỐNG DƯA CHUỘT LAI F1GL1-2Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG VÀ TRUNG DU BẮC BỘ

Lê Thị Thu (*) 1 , Phạm Mỹ Linh 2 , Trần Thị Minh Hằng 3

  • 1 Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên
  • 2 Công ty VinEco
  • 3 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Dưa chuột, hạt lai F1, giống GL1-2, sản xuất hạt lai

    Tóm tắt


    GL1-2 là giống dưa chuột lai F1do Viện Nghiên cứu Rau quả chọn tạo và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống sản xuất thử năm 2014. Giống có ưu điểm là sinh trưởng khỏe, ra hoa đậu quả tốt, năng suất đạt 50 - 60 tấn/ha cả trong vụ đông và vụ Xuân Hè ở vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ, chất lượng quả tốt, ít nhiễm bệnh sương mai và phấn trắng. Để xây dựng quy trình sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng hạt giống lai F1GL1-2, cần tiến hành nghiên cứu xác định tỷ lệ cây bố/cây mẹ, thời điểm thụ phấn bổ khuyết và tuổi quả giống. Ba thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, ba lần nhắc lại với 7 công thức thí nghiệm về tỷ lệ cây bố và cây mẹ, 5 công thức thí nghiệm về thời điểm thụ phấn và 5 công thức thí nghiệm về tuổi quả giống. Nghiên cứu được thực hiện trong vụ Xuân Hè năm 2017 tại hai tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cây bố/cây mẹ thích hợp là 1/4, thời điểm thụ phấn là8-9 giờ sáng và tuổi quả giống 30-35 ngày cho năng suất và chất lượng hạt lai vượt trội.

    Tài liệu tham khảo

    Barbedo C.J., CoelhoA.S., Zanin A.C.W. & Nakagawa, J.(1993). Influence of age of cucumber fruits on seed quality. Horticultura Brasileira.11: 18-21.

    Barbedo C.J., Barbedo A.S.C., Nakagawa J. & Sato O. (1999). Effect of Fruit Age and post-harvest Period of Cucumber on Stored Seeds. Pesquisa Agropecuária Brasileira. 34(5): 839-847.

    Carvalho N.M. & Nakagawa J. (2000). Seeds: Science, technology and production. 4. ed. Jaboticabal: FUNEP.p. 588.

    Kaddi G., Tomar B.S., Singh B. & Kumar S. (2014). Effect of growing conditions on seed yield and quality of cucumber (Cucumis stivus) hybrid. Indian Journal of Agricultural Sciences.84(5): 624-7.

    Kaddi G., Tomar B.S. & Singh B. (2015). Effect of pollination time on fruit set and seed yield in hybrid seed production of cucumber (Cucumis sativus) cv. Pant Shankar Khira 1. under different growing conditions. Indian Journal of Agricultural Sciences. 85(5):725-729.

    Nandeesh J., Gowda S. & Rame Gowd G. (1995). Studies on the stage of harvest and post-harvest ripening on seed quality in cucumber (Cucumis sativus L.). Seed Research. 23(2): 113-115.

    Niên giám thống kê (2019). Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản. Nhà xuất bản Thống kê.

    Phạm Mỹ Linh, Ngô Thị Hạnh, Lê Thị Tình & Nguyễn Tuấn Dũng (2013). Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột lai F1GL1-2. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 3: 3-9.

    Quy chuẩn QCVN 01-38:2010/BNNPTNT (2010). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra, phát hiện dịch hại cây trồng.

    Shakti P.S. (1990). Pollination and seed setting studies in cucumber (Cucumis sativusL.). Vegetable Science. 17(1): 99-101.

    Shlomo N., Maskeret B., Esra G. & Margalith L. (1989). Production of hybrid cucumber seeds. United States Patent. Patent Number: 4, 822, 949. Date of Patent: Apr. 18, 1989.

    Sidhu A. S., Kallo G. & Pandita M. C. (1980). Studies on some important aspects of floral biology in vegetable crops. A Review. Haryana Journal of Horticultural Science. 9: 207-217.