Ngày nhận bài: 23-03-2016 / Ngày duyệt đăng: 31-08-2016
Nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp trở thành một yếu tố cần thiết cho sự phát triển bền vững. Để giảm thiểu các rủi ro đến từ nguồn nước tưới tiêu hoặc nguồn nước tự nhiên, tái sử dụng hoặc quay vòng sử dụng nước được thực hiện ở một số nơi trên thế giới, đặc biệtt những nơi bị ảnh hưởng bởi biến đối khí hậu. Thách thức lớn trong tái sử dụng nước là loại bỏ các độc chất trong nước thải cho các hoạt dộng nông nghiệp. Nghiên cứu này thử nghiệm một phương pháp mới nhằm loại bỏ estradiol (E2), một dạng hormon môi trường có nguồn gốc từ các trang trại chăn nuôi và DCP, thành phần của thuốc diệt cỏ. Các thí nghiệm được thực hiện trên đối tượng nước thải nhân tạo nhằm đánh giá một số điều kiện cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý. Kết quả cho thấy quá trình oxi hoá của E1, E2, EE2 và DCP xảy ra trong khoảng hiệu điện thế từ 0.5-0.8V, điều kiện tối ưu cho việc xử lý tốt nhất ở pH kiềm tính. Hiệu quả xử lý đạt trên 80% tại điện thế 1.0V với điện năng tiêu thụ khoảng 1-10 Wh/m3. Để có thể áp dụng công nghệ này vào thực tiễn, cần thực hiện thêm các nghiên cứu sử dụng vật liệu carbon hoạt tính chế tạo từ phế phụ phẩm sẵn có trong nông nghiệp nhằm giảm chi phí đầu vào.