KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊTCỦA GÀ LAI 3/4 ĐÔNG TẢO VÀ 1/4 LƯƠNG PHƯỢNG

Ngày nhận bài: 01-06-2020

Ngày duyệt đăng: 25-06-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Duy, N., Tiến, N., & Tôn, V. (2024). KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊTCỦA GÀ LAI 3/4 ĐÔNG TẢO VÀ 1/4 LƯƠNG PHƯỢNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(10), 879–887. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/727

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊTCỦA GÀ LAI 3/4 ĐÔNG TẢO VÀ 1/4 LƯƠNG PHƯỢNG

Nguyễn Văn Duy (*) 1 , Nguyễn Đình Tiến 2 , Vũ Đình Tôn 2

  • 1 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Chăn nuôi,Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Gà lai 3/4 Đông Tảo và 1/4 Lương Phượng, khả năng sinh trưởng, chất lượng thịt

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của gà lai 3/4 Đông Tảo(ĐT) và 1/4 Lương Phượng(LP). Nghiên cứu gồm hai phần, phần thứ nhất: đánh giá khả năng sinh trưởng của gà lai 3/4ĐT và1/4LP từ mới nở đến 24 tuần tuổi, được theo dõi trên 180 con gà. Phần thứ hai: đánh giá giá năng suất, chất lượng thịt của gà lai ở 16, 20 và 24 tuần tuổi. Tại mỗi tuần tuổi,lựa chọn ngẫu nhiên 3 trống, 3 mái để đánh giá năng suất và chất lượng thịt. Kết quả cho thấy gà lai 3/4ĐT và1/4LP ở 24 tuần tuổi đạt 3.068,33g ở con trống và 2.046,67g ở con mái. Sinh trưởng tuyệt đối tăng dần từ 1-13 tuần tuổi ở con trống và từ 1-12 tuần tuổi ở con mái. Từ 20-24 tuần tuổi sinh trưởng tích luỹ của gà lai 3/4ĐT và 1/4LP thấp, ở giai đoạn từ 19-20 tuần tuổi chỉ đạt 12,9g/con/ngày ở con trống và 8,21g/con/ngày ở con mái. Tiêu tốn thức ăn của gà lai 3/4ĐT và 1/4LP ở giai đoạn từ mới nở đến 20 tuần tuổi và từ mới nở đến 24 tuần tuổi lần lượt là 4,47kgvà 5,15kg thức ăn/kg khối lượng tăng. Năng suất và chất lượng thịt gà lai là đạt tiêu chuẩn. Có thể sử dụng công thức lai 3/4ĐT và 1/4LP trong sản xuất gà nuôi thịt.

    Tài liệu tham khảo

    Benabdeljelil K. & Arfaoui T. (2001). Characterization of beldi chicken and turkeys in rural poultry flocks of morocco. current state and future outlook. Animal Genetic Resources Information.31:87-95.

    Berthouly-salazar C., Rognon X, Van T., Gely M., Chi C.V., Tixier-Boichard M., Bed'hom B., Bruneau N., Verrier E., Maillard J.C. & Michaux J.R. (2010). Vietnamese chickens: a gate towards Asian genetic diversity. Biomed Central Genetics.11:1-11.

    Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn(2016).Át lát các giống vật nuôi ở Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp.

    Bùi HữuĐoàn& Hoàng Thanh. (2011). Khả năng sản xuất và chất lượng thịt của tổ hợp lai kinh tế 3 giống (Mía - Hồ - Lương Phượng). Tạp chí Khoa học và Phát triển.9:941-947.

    BùiHữu Đoàn, NguyễnThị Mai, Nguyễn Thanh Sơn&Nguyễn Huy Đạt.(2011). Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm.Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Desvaux S., Ton V.D., Phan Dang T.& Hoa P.Y.T. (2008). Ageneral review and description of the poultry production in vietnam. Ageneral review and description of the poultry production in Vietnam. pp. 1-38.

    Duy N.V., Moula N., Moyse E., LucD.D., Ton V.D.& Farnir F. (2020). Productive performance and egg and meat quality of two indigenous poultry breeds in Vietnam, Ho and Dong Tao, fed on commercial feed. Animals.10:408-425.

    Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Đình Tiến, Nguyễn Chí Thành&Vũ Đình Tôn. (2020). Năng suất sinh sản và chất lượng trứng của gà máiĐông Tảo và F1(Đông Tảo x Lương Phượng). Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 18 (4): 255-261.

    Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Văn Đồng, Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Thị Tuyết Minh, Vũ Chí Thiện, Hoàng Thị Nguyệt, Phan Hồng Bé & NguyễnHuy Tuấn(2008). Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà VP2 thế hệ i tại trại thực nghiệm liên minh. Hội nghi khoa học kỹ thuật. Viện chăn nuôi quốc gia.

    DuyN.V., Moyse E., Nassim M., Luc D.D., PhuongN.T., Tien N.D., Ton V.D. & Frédéric F. (2019). Morphological characteristics of indigenous chicken ho and dong tao in vietnam. Journal of animal husbandry scienses and technics. 247:2-7.

    TrầnCông Xuân& NguyễnHuy Đạt. (2006). Báo cáotổng thuật và kỹ thuật đề tài “Nghiên cứu chọn tạo một số dòng gà chăn thả Việt Nam năng suất, chất lượng cao”. Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.tr. 1-83.

    Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (2004). Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gà. Viện chăn nuôi.

    Tiêuchuẩn Việt Nam (2018). Giống gà Nội-Phần 3 gà Hồ, TCVN12469-3: 2018. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.