HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG ĐƯỢC GIAO CỦA HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIẾU SỐ: NGHIÊN CỨU ĐIỂM TẠI HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

Ngày nhận bài: 12-05-2020

Ngày duyệt đăng: 25-06-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Thùy, N., & Lâm, N. (2024). HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG ĐƯỢC GIAO CỦA HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIẾU SỐ: NGHIÊN CỨU ĐIỂM TẠI HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(8), 607–615. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/701

HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG ĐƯỢC GIAO CỦA HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIẾU SỐ: NGHIÊN CỨU ĐIỂM TẠI HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

Nguyễn Thu Thùy (*) 1 , Nguyễn Thanh Lâm 2

  • 1 Khoa Tài nguyên và Môi Trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Dân tộc thiểu số, đất rừng được giao, trồng rừng

    Tóm tắt


    Hoạt động quản lý và sử dụng có hiệu quả những diện tích đất rừng được giao cho hộ dân tộc thiểu số được chính phủ Việt Nam thực sự chú trọng vì nó ảnh hưởng đến vốn rừng chung quốc gia. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá hiện trạng sử dụng đất rừng được giao cho các hộ tại 2 làng vùng cao thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Nghiên cứu đượcthực hiện thông quaphỏng vấn bán cấu trúc 72 hộ gia đình, phỏng vấn sâu các bên liên quan trong hoạt động quản lý và sử dụng đất rừng. Kết quả cho thấy, hầu hết các hộ dân tộc thiểu số tại 2 làng vùng cao đã được giao đất rừng sản xuất, và sử dụng đất cho trồng rừng tập trung với các cây trồng chính là Mỡ(Manglietia glauca), Quế (Cinnamomum cassia), Trám trắng (Canarium album), Lát hoa (Chukrasia tabularis), và Hồi (Illicium verum). Tuy nhiên, sự mở rộng diện tích trồng rừng của hộ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn phụ thuộc nhiều vào các chương trình trồng rừng quốc gia, diện tích trồng rừng trung bình/hộ chỉ đạt 1,3ha/hộ. Thiếu vốn để duy trì những diện tích rừng trồng gỗ do thu hồi vốn chậm có thể được xem là rào càn lớn nhất trong phát triển rừng trồng trên đất được giao cho hộ vùng cao hiện nay.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2019). Quyết định 2908/QĐ-BTNMTvề phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2018.ngày 13/11/2019.Hà Nội.

    Castella J.C., Boissau S., Nguyen H.T. & Novosad P. (2006). Impact on forestland allocation on land use in a mountainous province of Vietnam. Land Use Policy. 23:147-160.

    Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn (2017). Báo cáo tổng kết về công tác nông lâm nghiệp năm 2016, Bắc Kạn.

    Clement F. & Amezaga J.M. (2009). Afforestation and forestry land allocation in northern Vietnam: analysing the gap between policy intentions and outcomes. Land Use Policy. 26(2): 458-470.

    de Jong W., Do D.S. & Trieu V.H. (2006). Forest rehabilitation in Vietnam: histories, realities and future. Central and International Forest Research JI. CIFOR, Situ Gede. ISBN. 979-244652-4.

    de Koninck R. (1999) Deforestation in Vietnam. International Development Research Centre, Ottawa.

    Jakobsen J., Rasmussen K., Leisz S., Folving R. & Nguyen V.Q. (2007). The effects of land tenure policy on rural livelihoods and food suffciency in the upland village of Que, North Central Vietnam. Agric Syst. 94(2):209-319.

    Trung tâm con người và thiên nhiên (PANNature) (2017). Nông nghiệp Tây Bắc: Nhận diện thách thức và định hướng phát trin trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội.

    Schick A., Wieners E., Schwab N.&Schickhoff U.(2018). Sustainable Disaster Risk Reduction in Mountain Agriculture: Agroforestry Experiences in Kaule, Mid-Hills of Nepal. Springer, Cham.