ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT THỊT CỦA GÀ TIÊN YÊN

Ngày nhận bài: 28-05-2020

Ngày duyệt đăng: 06-06-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Tiến, N., Oánh, N., Duy, N., & Tôn, V. (2024). ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT THỊT CỦA GÀ TIÊN YÊN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(6), 423–433. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/674

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT THỊT CỦA GÀ TIÊN YÊN

Nguyễn Đình Tiến (*) 1 , Nguyễn Công Oánh 1 , Nguyễn Văn Duy 1 , Vũ Đình Tôn 1

  • 1 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Gà Tiên Yên, đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng, năng suất thịt

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện trên gà Tiên Yên thuần, nuôi tại khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam,và huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, nhằm đánh giá đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt. Đặc điểm ngoại hình được đánh giá trên 114 cá thể. Năng suất sinh trưởng được đánh giá dựa trên 55 cá thể và năng suất thân thịt được đánh giá trên 6 cá thể mỗi đợt. Kết quả cho thấy, lúc 1 ngày tuổi, gà trống và mái có màu vàng sọc đen (90%) và vàng sáng (10%); lúc 38 tuần tuổi, gà trống có màu đen ánh đồng (71,8%) và nâu ánh đồng (28,2%), trong khi gà mái có vàng sáng (80%) và nâu sẫm (20%). Gà có chùm lông cằm chiếm tỉ lệ đến 90% hoặc chùm lông đầu khoảng 10%. Tỉ lệ nuôi sống cao (94,6%) và khối lượng cơ thể gà trống lớn hơn gà mái từ tuần thứ 3 (P <0,05). Khối lượng cơ thể gà trống và mái ở 16 tuần tuổi lần lượt là 1.685 và 1.372 g/con. Hiệu quả chuyển hóa thức ăn là 3,8kg TA/kg tăng khối lượng trong giai đoạn 0-16 tuần tuổi. Tỉ lệ thân thịt đạt 61-64%, tỉ lệ thịt lườn 13,2-17,2%, thịt đùi 19,6-23,1%. Tỉ lệ mất nước bảo quản, chế biến thịt lườn và đùi lần lượt là 2,6-3,2%; 22,6-24,9% và chất lượng thịt đạt tiêu chuẩn.

    Tài liệu tham khảo

    Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn & Nguyễn Huy Đạt (2011). Các chỉ tiêu nghiên cứu trong chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Deaton J.W., Reece F.N. & McNaughton J.L. (1978). The effect of temperature during the growing period on broiler performance. Poultry Science. 57: 1070‑1074.

    Donkoh A. (1989). Ambient temperature : Afactor affecting performance and physiological response of broiler chickens. International Journal of Biometeorology. 33: 259‑265.

    FAO (2012). Phenotypic characterization of animal genetic resources. Food and Agriculture Organization of the United Nations. Truy cập từhttp://www.fao.org/3/i2686e/i2686e00.pdf, ngày 11/03/2020.

    FAO (2001). World watch list for domestic animal diversity. Animal Genetic Resources Information. Truy cập từ https://doi.org/10.1017/S1014233900 005186, ngày 7/03/2020.

    Hoàng Xuân Trường (2014). Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “gà Tiên Yên” huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo tổng kết Dự án.

    Lã Văn Chức (2014). Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi sinh sản theo quy mô công nghiệp và nuôi thương phẩm giống gà Tiên Yên tại huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo tổng kết Dự án.

    Lê Hồng Mận & Nguyễn Thanh Sơn (2001). Kỹ thuật chăn nuôi gà Ri và gà Ri pha. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Lengerken G.V. & Pfeiffer H. (1987). Stand und entwicklungstendezen der anwendung von methoden zur erkennung der stressempfindlichkeit und fleischqualitaet beim schwein, inter‐symp. Leipzig: Zur Schweinezucht.

    Moula N., Luc D.D., Dang P.K., Farnir F., Ton V.D., Binh D.V., Leroy P. & Antoine-Moussiaux N. (2011). The Ri chicken breed and livelihoods in North Vietnam: Characterisation and prospects. Journal of Agriculture and Rural Development in the Tropics and Subtropics. 112(1): 57-69.

    Nguyễn Bá, Nguyễn Chí Thành, Lê Anh Đức & Nguyễn Bá Hiếu (2012). Đặc điểm ngoại hình và khả năng cho thịt của gà địa phương lông cằm tại Lục Ngạn, Bắc Giang. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 10(7): 978-985.

    Nguyễn Bá & Phạm Kim Đăng (2016). Khả năng sản xuất của gà Ri và con lai (Ri-Sasso-Lương Phượng) nuôi tại An Dương, Hải Phòng. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 14(3): 392‑399.

    Nguyễn Minh Hoàn, Lê Đình Phùng & Nguyễn Đức Hưng (2014). Kết quả chọn lọc theo ngoại hình và sinh trưởng của gà Ri qua 2 thế hệ. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế. 94(6):94-99.

    Nguyễn Chí Thành, Lê Thị Thúy, Đặng Vũ Bình & Trần Thị Kim Anh (2009). Đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của 3 giống gà địa phương: Gà Hồ, gà Đông Tảo và gà Mía. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. 4(122): 2-10.

    Nguyễn Đức Hưng (2014). Khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi của các nhóm gà Ri lai nuôi thịt 8-13 tuần tuổi. Tạp chí Khoa học. 91(3): 75‑82.

    Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Đức Chung & Nguyễn Tiến Quang (2017). So sánh sự sinh trưởng và hiệu quả nuôi thịt của ba nhóm gà lai trong vụ Xuân - Hè tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp. 1(2): 293‑302.

    Nguyễn Hoàng Thịnh, Phạm Kim Đăng, Vũ Thị Thúy Hằng, Hoàng Anh Tuấn & Bùi Hữu Đoàn (2016). Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà nhiều ngón nuôi tại rừng quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 14(1): 9-20.

    Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Văn Duy & Vũ Đình Tôn (2017). Khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của gà H’Mông nuôi theo phương thức công nghiệp. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 15(4): 438-445.

    Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương (2004). Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gà. Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương, Viện Chăn nuôi

    Veerkamp C.H. (1986). Fasting and yield of broilers. Poultry Science. 65: 1299-1304.

    Vo K.V., Boone M.A. & Johnston W.E. (1978). Effect of three life ambient temperatures on growth, feed and water consumption and various blood components in male and female Leghorn chickens. Poultry Science. 57: 798‑803.

    Woelfel R.L., Owens C.M., Hirschler E.M., Martinez-Dawson R. & Sams A.R. (2002). The characterization and incidence of pale, soft, and exudative broiler meat in a commercial processing plant. Poultry Science. 81: 579-584.