NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI LỢN CHOAI XUẤT KHẨU BẰNG VIỆC SỬ DỤNG KHẨU PHẦN THỨC ĂN TỰ PHỐI TRỘN

Ngày nhận bài: 10-10-2018

Ngày duyệt đăng: 17-01-2019

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Phương, N., Tiến, N., Mai, H., & Tôn, V. (2024). NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI LỢN CHOAI XUẤT KHẨU BẰNG VIỆC SỬ DỤNG KHẨU PHẦN THỨC ĂN TỰ PHỐI TRỘN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(11), 933–938. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/512

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI LỢN CHOAI XUẤT KHẨU BẰNG VIỆC SỬ DỤNG KHẨU PHẦN THỨC ĂN TỰ PHỐI TRỘN

Nguyễn Thị Phương (*) 1 , Nguyễn Đình Tiến 1 , Hoàng Ngọc Mai 1 , Vũ Đình Tôn 1

  • 1 Trung tâm Nghiên cứu liên ngành PTNT, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Năng suất sinh trưởng, lợn choai, thức ăn phối trộn

    Tóm tắt


    Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các công thức thức ăn khác nhau đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi cho 90 lợn thịt PiDu25 ×F1(Landrace ×Yorkshire) giai đoạn 25-50 kg. Lợn được chia hoàn toàn ngẫu nhiên vào lô đối chứng và 2 lô thí nghiệm, mỗi lô 10 con và được lặp lại 3 lần. Lô đối chứng (ĐC) được nuôi hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, lô thí nghiệm 1 (TN1) và lô thí nghiệm 2 (TN2) được nuôi bằng khẩu phần thức ăn tự phối trộn từ các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như ngô nghiền, cám gạo tẻ, cám mạch, bột cá, khô dầu đậu tương, bột đá, premix,... Ở công thức TN2 tỷ lệ khô đậu tương, premix khoáng-vitamin, men tiêu hóa được giảm và tăng tỷ lệ của L-Lysine và DL-Methionine so với công thức TN1. Kết quả cho thấy không có sự khác nhau rõ rệt (P>0,05) giữa lợn được nuôi bằng thức ăn tự phối trộn so với lợn được nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Khả năng tăng khối lượng trung bình và tiêu tốn thức ăn của lô ĐC là 622,60g/ngày và 2,23kg, lô TN 1 là 587,60g/ngày và 2,39kg và TN 2 tương ứng là 600,60g/ngày và 2,35kg. Lợi nhuận thu được trung bình của lô ĐC là 596.492 đồng/con, TN 1 là 608.904 đồng và TN 2 cao nhất đạt 642.739 đồng/con. Như vậy, sử dụng thức ăn tự phối trộn đảm bảo khả năng tăng khối lượng và giảm chi phí thức ăn.

    Tài liệu tham khảo

    Nguyên An(2015). 80% doanh nghiệp thức ănchăn nuôi sử dụng chất cấm. Truy cập ngày 04/12/2015tại https://dantri.com.vn/kinh-doanh/80-doanh-nghiep-thuc-an-chan-nuoi-su-dung-chat-cam-20151204105046746.htm.

    Lê Hữu Hiếu và Vũ Đình Tôn (2017). Khả năng sinh trưởng, năng suất và phẩm chất thịt của tổ hợp lợn lai giữa nái F1(Yorkshire ×Meishan) phối đực PiDu có thành phần di truyền khác nhau. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, 220: 14-17.

    Trương Văn Hiểu, Nguyễn Văn Tùng Lâm, Nguyễn Thị Kim Quyên (2012). Khảo sát ảnh hưởng của khẩu phần thức ănlên năng suất tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của heo thịt (Landrace ×Yorkshire) giai đoạn 60kg đến xuất chuồng ở tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Khoa học Công nghệ, 5: 18-23.

    Phùng Thanh Long và Nguyễn Phú Quốc (2009). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt của lợn lai Pietrain ×(Yorkshire ×Móng Cái) được nuôi bằng nguồn thức ănsẵn có trong nông hộ ở Quảng. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 55: 5-11.

    Noblet J. và J. M. Perez (1993). Prediction of digestibility of nutrients and energy values of pig diets from chemical analysis. Journal of Animal Science, 71: 3389-3398.

    Võ Trọng Thành (2011). Chăn nuôi lợn ở Việt Nam: Hiện trạng, thách thức và triển vọng. Hội thảo quốc tế về chăn nuôi, sữa, chế biến thịt và nuôi trồng thủy sản ILDEX. Hà Nội, tháng 9 năm 2011.

    Đình Thắng (2017). Đã xuất khẩu thành công 10,6ngàn tấn thịt lợn. Truy cập ngày 07/06/2017, tại http://danviet.vn/nha-nong/da-xuat-khau-thanh-cong-106-ngan-tan-thit-lon-777034.html.

    Vũ Đình Tôn và Võ Trọng Thành (2005). Năng suất chăn nuôi lợn trong nông hộ vùng đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Khoa học kĩ thuật Nông nghiệp, 5: 390-396.

    Trần Quốc Việt, Bùi Thị Thu Huyền, Ninh Thị Len, Nguyễn Thị Phụng, Lê Văn Huyên và Đào Đức Kiên (2008). Ảnh hưởng của việc bổ sung probiotic vào khẩu phần đến khả năng tiêu hóa thức ăn, tốc độ sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ănvà tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con và lợn thịt. Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi, 11: 1-8.