Ngày nhận bài: 04-07-2017
Ngày duyệt đăng: 09-08-2017
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN VIETGAHP Ở HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG
Từ khóa
Phát triển, chăn nuôi lợn, VietGAHP
Tóm tắt
Chăn nuôi lợn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam (VietGAHP) là hướng đi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững cho ngành hàng thịt lợn. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn của các hộ theo quy trình VietGAHP tại huyện Cẩm Giảng, tỉnh Hải Duơng trong thời gian tới. Số liệu được thu thập từ điều tra 60 hộ chăn nuôi lợn, được xử lý bằng thống kê mô tả và thống kê so sánh. Kết quả cho thấy các hộ đã cơ bản đáp ứng các tiêu chí quan trọng về quản lý thức ăn, nước uống và vệ sinh, bảo quản và sử dụng vacxin, thuốc thú y cũng như quản lý chất thải và bảo vệ môi trường. Lợi ích cơ bản của chăn nuôi VietGAHP là giảm dịch bệnh và mang lại thu nhập cao hơn cho người chăn nuôi, đặc biệt khi người tiêu dùng quan tâm hơn tới vấn đề an toàn thực phẩm. Tuy vậy người chăn nuôi cũng gặp những khó khăn về tính phức tạp của một số tiêu chí cũng như chưa có sự phân biệt giá sản phẩm của VietGAHP trên thị trường. Trên cơ sở đó, một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAHP được đề xuất.
Tài liệu tham khảo
Garforth C. J, A. P. Bailey and R. B. Tranter (2013). Farmers' attitudes to disease risk management in England: A comparative analysis of sheep and pig farmers. Preventive Veterinary Medicine, 110(3-4): 456-466.
Giang Hương, Trần Thế Cường, Nguyễn Thị Huyền Trang và Ninh Xuân Trung (2016). Đánh giá áp dụng quy trình VietGahp trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tiên Lữ, Tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 229(II): 91-98.
Lambert M. E., J. Arsenault, Z. Poljak and S. D’Allaire (2012). Epidemiological investigations in regard to porcine reproductive and respiratory syndrome (PRRS) in Quebec, Canada. Part 2: Prevalence and risk factors in breeding sites. Preventive Veterinary Medicine, 104(2012): 84-93.
Lapar Ma. Lucila, Nguyen Thi Duong Nga, Nguyen Thi Thinh, Nguyen Thi Thu Huyen, Fred Unger, Delia Grace (2017). Adoption and Impact of Gaps in Pig Value Chains: Implications for Institutional Policy and Practice Change. The 9th ASAE International Conference: Transformation in agricultural and food economy in Asia, 11-13 January 2017 Bangkok, Thailand.
Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Hữu Ngoan (2014). Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn tập trung theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (vietgap) của các hộ nông dân ngoại thành Hà Nội. Tạp chí khoa học và phát triển, 12(6): 906-912.
Nguyễn Thị Dương Nga (2016). Úng xử của hộ gia đình trong tiêu dùng thịt lợn tại tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 229(II): 29-36.
Nguyễn Thị Thu Huyền, Phạm Văn Hùng và Ninh Xuân Trung (2016). Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ xảy ra dịch bệnh trong chăn nuôi lợn ở tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 229(II): 53-59.
Pham Van Hung and Nguyen Thi Duong Nga (2015). A descriptive report of baseline surveys: Reducing disease risks in smallholder pig value chains in Vietnam - The case of Nghe An and Hung Yen provinces.