ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SỬDỤNG PHỤPHẨM NGÀNH RƯỢU CỒN ĐỂSẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔITẠI VIỆT NAM

Ngày nhận bài: 21-10-2015

Ngày duyệt đăng: 28-12-2015

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Phú, T., Đăng, P., Oánh, N., & Sơn, C. (2024). ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SỬDỤNG PHỤPHẨM NGÀNH RƯỢU CỒN ĐỂSẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔITẠI VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(1), 36–45. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/256

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SỬDỤNG PHỤPHẨM NGÀNH RƯỢU CỒN ĐỂSẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔITẠI VIỆT NAM

Từ Việt Phú (*) 1 , Phạm Kim Đăng 2 , Nguyễn Công Oánh 3 , Chu Kỳ Sơn 1

  • 1 Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • 2 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Trung tâm Nghiên cứu liên ngành và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Bã rượu, phụ phẩm ngành rượu cồn, SWOT, thức ăn chăn nuôi, VCA

    Tóm tắt


    Sản lượng ngành chăn nuôi của nước ta tương đối cao so với các nước trong khu vực, ước đạt 4,6 triệu tấn thịt/năm. Khó khăn chính của ngành là giá thức ăn chăn nuôi hiện quảcao do phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (chiếm 65-70% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi). Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất thức ăn gia súc năm 2013 ước đạt 4,1 tỉ USD. Trên thế giới, phụ phẩm ngành công nghiệp rượu cồn đã được nghiên cứu và chế biến thành một trong những nguyên liệu chính (bã rượu khô) để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó ở nước ta, phụ phẩm của ngành công nghiệp chế biến rượu cồn thực phẩm, cồn nhiên liệu và phụ phẩm từ sản xuất rượu thủ công vẫn được sử dụng dưới dạng thô trong chăn nuôi hay được sử dụng với những mục đích khác có hiệu quả kinh tế không cao. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá tiềm năng của việc sử dụng phụ phẩm ngành sản xuất rượu cồn công nghiệp, rượu truyền thống làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đồng thời làm gia tăng giá trị nguồn phụ phẩm này. Phương phápchính được sử dụng trongnghiên cứu là Phân tích chuỗi giá trị (VCA) và Phân tích SWOT. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra được các chuỗi giá trị khác nhau của ngành sản xuất rượu cồn công nghiệp và sản xuất rượu truyền thống, khác nhau từ nguyên liệu sản xuất tới thành phẩm, cũng như cơ hội cho việc sử dụng các phụ phẩm của ngành để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Kết quả cũng chỉ ra những khó khăn và thách thức của hướng ứng dụng này.

    Tài liệu tham khảo

    FAO (2013). Worldwide Annual Meat Consumption per capita.

    Vụ Nông Lâm Thuỷ sản (2014). Tổng hợp số lượng và sản phẩm gia súc gia cầm năm 2014.

    Bộ Công Thương (2009). Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.

    Bộ Công Thương (2007). Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.

    Bộ Công Thương (2013). Báo cáo đánh giá thực trạng phát triển ngành bia-rượu-nước giải khát và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương mại.

    Sở công thương, UBND tỉnh Bắc Giang (2014). Đề án phát triển rượu Làng Vân xã Vân Hà, Huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

    Phan Hữu Thắng (2014). Tổng quan về ngành công nghiệp thực phẩm đồ uống. Diễn đàn: Triển vọng ngành Thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam. Hà Nội, 28/3/2014.